Đời sống

Vạch trần cách "moi tiền" của thợ sửa điều hòa, cẩn thận kẻo mất tiền oan, rước thêm cục tức vào mình

Nhiều thợ lắp điều hòa thường tìm cách "moi tiền" của khách hàng nhờ những phương thức dưới đây, khiến chủ nhà ăn trái đắng mà không biết.

Kinh nghiệm vàng khi mua điều hòa cũ tránh tiền mất tật mang / Mẹo sử dụng bình nước nóng, máy lạnh, điều hòa giúp giảm tới 40% hóa đơn

"Moi" tiền khách hàng khi lắp đặt điều hòa

Lắp đặt điều hòa mất khá nhiều thời gian và công sức nhưng với thợ điều hòa thì ngoài tiền công được trả khá cao thì thợ cũng dễ dàng moi tiền được của khách nhiều nhất.

Thông thường sau khi lắp đặt xong, thợ sửa điều hòa uy tín sẽ liệt kê ra danh sách một loạt khoản tiền cố định khách phải thanh toán. Còn những khoản khác thì khách thường tự hiểu đó là tiền phụ kiện mà thợ điều hòa mua hộ như là các phụ kiện lắp đặt điều hòa cần dùng là dây ống đồng, dây điện, ống nước thải,giá đỡ dàn nóng, gen bọc bảo ôn, vải bọc bảo ôn,… Tiền phụ kiện thường được tính theo mét, bởi thế mà vị trí từ dàn lạnh đến dàn nóng càng xa thì tiền phụ kiện càng tốn.

Rất nhiều thợ điều hòa đã tận dụng điều này thường xuyên ăn gian về khoảng cách, khoảng cách lắp càng xa thì số mét càng bị khai khống nhiều hơn. Chính vì thế mà khi lắp một chiếc điều hòa, ngoài tiền công thì khách hàng sẽ không biết rằng mình có thể bị moi thêm từ 1-2 triệu.

Thợ sửa điều hòa "thường vẽ ra bệnh" để lấy tiền khách

Thợ sửa điều hòa "thường vẽ ra bệnh" để lấy tiền khách

Báo giá linh kiện không đúng

Khi sửa chữa điều hòa, thợ sẽ tính tiền công sửa ngoài ra nếu thay thế linh kiện sẽ tính thêm tiền mua linh kiện mới. Thế nhưng, khá nhiều thợ điều hòa thường báo hỏng một thì báo hỏng hai, không hỏng cũng báo hỏng hoăc thậm chí làm cho hỏng để đem sửa lấy tiền. Công việc sửa điều hòa dễ moi tiền của khách hơn so với lắp đặt, bởi không phải khách hàng nào cũng hiểu về điều hòa.

Trong nhiều trường hợp nhiều khi tiền công sửa thì rất ít nhưng tiền linh kiện thay thế thì nhiều, bởi thợ điều hòa chỉ cần yêu cầu thay 2-3 linh kiện khống là có thể moi tiền dễ dàng của khách hàng. Những bộ phận này thì hầu như khách hàng không kiểm tra, vì các linh kiện ở bên trong máy.

Bảo dưỡng điều hòa ăn tiền của khách

 

Việc bảo dưỡng điều hòa tưởng chừng như không sợ chuyện bị moi tiền nhưng thực tế thì khách hàng vẫn bị thợ moi tiền như thường. Thông thường khi bảo dưỡng điều hòa, thợ sẽ lấy tiền công, tuy nhiên, khi bảo dưỡng, thì điều hòa sẽ phải bơm thêm gas và đây là cái cớ để thợ điều hòa “moi tiền” của khách hàng.

Khi bơm gas sẽ tùy vào mức của máy cần bơm ít hay nhiều, mà thợ tính tiền gas mà khách hàng phải trả. Nhưng hầu như có đến 90% chẳng thợ điều hòa nào khai bơm thật mặc dù máy chỉ cần bơm một lượng ít, chỉ cần báo bơm gas đầy là đã hoàn toàn có thể moi tiền của khách hàng

Chuyên gia tư vấn một số "bệnh" thường gặp ở điều hòa như sau:

Máy điều hòa bị thiếu gas, hết gas

Đa số chúng ta đều nghĩ rằng gas điều hòa sẽ bị mất dần theo thời gian sử dụng. Nhưng không, máy điều hòa không khí là một hệ thống kín và gas lạnh bên trong máy là loại hóa chất rất bền không bị phân hủy trong điều kiện hoạt động của máy nên không có hiện tượng hao hụt gas. Máy chỉ thiếu gas, hết gas trong trường hợp bị rò rỉ và xì trên đường ống, tại các van, các chỗ đấu nối ống bằng rắc-co…hay trong quá trình lắp điều hòa mới người lắp đặt không kiểm tra và nạp đủ gas.

 

Điều hòa chạy gây ra tiếng ồn lớn

Tình trạng này do có thể xuất phát từ một trong số nguyên nhân: Dư gas, chi tiết nào đó bên trong máy nén bị hư, khi thợ lắp điều hòa chưa tháo các tấm vận chuyển. Các bulong hay đinh vít bị lỏng cũng sẽ tạo ra các âm thanh rung động khi điều hòa hoạt động. Hay sự tiếp xúc giữa các ống với nhau hoặc với vỏ máy cũng làm điều hòa chạy ồn.

Áp suất hút thấp

Nguyên nhân của tình trạng này là do: Máy điều hòa nhà bạn bị thiếu gas hay do đường ống gas lỏng bị cản trở hoặc nghẹt. Máy điều hòa không được vệ sinh thường xuyên làm lọc gió bị bẩn, giàn lạnh bẩn sẽ không đủ không khí qua giàn lạnh cũng dẫn đến áp suất hút thấp. Một số nguyên nhân khác nữa như: van tiết lưu bị nghẹt, bầu cảm biến của van tiết lưu bị xì.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm