Việt Nam có những món đặc sản với tên gọi cực kỳ độc lạ, mới nghe thôi bạn sẽ “xoắn não” chẳng biết ăn được hay không?
Thu nhập của vợ mỗi tháng 5-7 chục triệu và sở thích thì kỳ dị đến mức nhiều khi tôi thật không hiểu cô ấy có còn là phụ nữ / Cộng đồng mạng xôn xao không biết "thứ kỳ dị" đầy ám ảnh này có đúng là một loài cây trên Trái Đất
Việt Nam có 63 tỉnh thành thì mỗi nơi lại sở hữu vô vàn món ăn đặc sắc khác nhau, không lẫn với bất kỳ đâu. Chính điều này đã tạo nên sự đa dạng cho bản đồ ẩm thực Việt. Trong số các đặc sản nổi tiếng ấy, nhiều món nghe tên thì chắc chỉ người địa phương nơi đó mới hiểu rõ chứ chúng ta chưa chắc biết được. Dưới đây chính là một vài ví dụ điển hình nhất.
1. Sỏi mầm
Vừa nghe qua cái tên độc đáo này, chắc hẳn bạn đang liên tưởng tới món mầm đá trong truyện Trạng Quỳnh có phải không? Thực chất, tên gọi "sỏi mầm" xuất phát từ cách chế biến của món ăn. Sỏi được nung nóng, sau đó dùng để nướng chín thịt heo rừng đã được thái mỏng và tẩm ướp gia vị như tiêu, tỏi, hành, ngò,… Khi ăn, người ta sẽ dùng kèm với rau sống, chấm mắm chanh ớt chua ngọt. Món ăn này được xem là đặc sản nổi tiếng của vùng Phụng Hiệp, Hậu Giang.
Thực chất, đây là phát âm theo tiếng Chăm: tung lamaow. Theo đó, "tung" chính là ruột con "lò mò" là con bò. Hiểu đơn giản, đây là món ăn được làm từ ruột bò. Món lạp xưởng bò này từ lâu đã gắn liền với đồng bào người Chăm ở Châu Đốc (An Giang).
Để làm món ăn này, người ta sử dụng ruột bò để bọc bên ngoài. Nhân bên trong là thịt bò trộn với mỡ được băm nhuyễn. Cứ thế hòa trộn tất cả các nguyên liệu cùng tiêu sọ, gia vị, hoa hồi và đặc biệt là cơm nguội lên men để nhồi vào ruột bò. Từng chiếc lạp xưởng tròn tròn, căng đầy dài cỡ ngón tay được buộc thắt khúc lại thành dây và đem đi phơi. Phơi qua 3 nắng thì đã đủ ráo nước, săn thịt và có thể thưởng thức.
Khâu nhục còn gọi là nằm khâu, là món ăn có nguồn gốc từ Quảng Đông, Trung Quốc, được du nhập vào Việt Nam qua sự biến tấu của người dân tộc Tày, Nùng, Ngái và qua thời gian đã trở thành một món đặc sản nổi tiếng. Nó chỉ thường xuất hiện trong những dịp gia đình có chuyện vui như lễ Tết, cưới hỏi.
Cái tên "khâu nhục" xuất phát từ phiên âm tiếng Hoa, trong đó "khâu" có nghĩa là "hấp đến mềm rục", còn "nhục" có nghĩa là "thịt". Do đó nếu dịch đúng có thể hiểu là thịt được hấp rục hay hấp đến chín nhừ.
"Lạp xạp" (cũng có nơi gọi là "lạp sạp", "lạp chạp" hay "lạp tạp") là tiếng địa phương, có nghĩa gần giống như "thập cẩm". Thông thường, cá lạp xạp là mớ cá nhỏ, đôi khi còn lẫn cả tôm, cua và các loại hải sản khác khi vừa được ngư dân đánh bắt lên bờ. Đây là món đặc sản nổi tiếng của thành phố biển Quảng Ninh, còn thường được gọi là lẩu thuyền chài.
Kẹo Cu Đơ là một loại kẹo lạc (đậu phộng) đặc sản của tỉnh Hà Tĩnh. Kẹo được nấu từ mật mía, đường, mạch nha, gừng có thêm lạc nhân và được đổ vào hai miếng bánh tráng ép lại. Loại kẹo này rất dẻo và dính, có thể ăn không hoặc thưởng thức cùng với nước trà xanh.
Thắng cố là đặc sản của người Mông có nguồn gốc từ Vân Nam (Trung Quốc). Tên món ăn này đọc chuẩn theo âm Hán Việt là "thang cốt", có nghĩa là "canh xương". Nguyên liệu chủ yếu của thắng cố là từ nội tạng của loài ngựa như tim, gan, tiết, lòng, thịt,… kết hợp cùng nhiều loại gia vị đặc trưng như quế chi, sả, thảo quả, lá chanh, gừng,… và cây thắng cố.
Lợn cắp nách còn được gọi là lợn Mường Sa Pa, lợn lửng, lợn còi, lợn ri, là giống lợn đặc sản của vùng cao và xuất hiện nhiều nhất ở Lai Châu. Đây thực chất là giống lợn truyền thống được lai giữa lợn rừng và lợn Mường. Người dân vùng cao thường nuôi theo kiểu thả rông trong rừng, và vì lợn có ngoại hình nhỏ, chỉ nặng chừng 10 - 15kg nên hay được "cắp vào nách" cho tiện mang đi bán. Người ta thường xẻ thịt lợn làm nhiều món khác nhau như hấp, nướng, nấu giả cầy, ninh canh, làm lòng dồi, nhưng ngon nhất phải kể đến món lợn cắp nách quay thơm lừng.
Chắt chắt thoạt nhìn trông giống y như con hến nhưng nhỏ hơn một tí. Chúng thường sống chủ yếu ở các vùng đáy sông nước lợ và nước ngọt ở Quảng Bình và Quảng Trị. Để lấy thịt chắt chắt, trước tiên cần xát rửa thật sạch, bắc nồi nước thật sôi rồi đổ chúng vào, dùng đũa đánh đều để ruột tách ra khỏi vỏ, sau đó đem đãi (như đãi gạo) để lấy ruột. Riêng phần nước luộc để thật lắng, lọc đem nấu canh với mít non, rau lốt hoặc nấu cháo. Ngoài ra, người dân địa phương còn dùng thịt chắt chắt chế biến các món xào rất ngon.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chăm sóc mẹ già suốt 10 năm nhưng không được chia mảnh đất nào, đến lúc đọc kỹ lại di chúc tôi mới òa khóc
Tử vi ngày 22/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Mão công việc thăng hoa, tuổi Tỵ cẩn thận sai lầm
Mẹo vệ sinh quạt điện trong 5 phút không cần tháo khung hay rửa nước sạch bong như mới
Con gái dắt 3 chú chó Ngao Tạng đi bộ mãi không về, bố đi tìm thấy cảnh tượng dở khóc dở cười
Loại rau dại từng cho lợn ăn giờ được săn lùng với giá 500 nghìn đồng/kg
Bố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững người