Đời sống

Việt Nam sở hữu loại hạt đắt nhất thế giới mà toàn cầu đang ‘thèm khát’: Trên 3 năm mới được thu hoạch, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc đều săn đón

Không phải điều, cà phê hay hạt tiêu, đây mới là loại hạt mà thế giới đang thiếu hụt đến 50% nhu cầu.

Loại lá bị bỏ đi ở Việt Nam nhưng lại có giá nửa triệu đồng/kg khi mang bán ra nước ngoài? / Loại lá khô đắt đỏ nhất Việt Nam được cả thế giới lùng sục, có mức giá ‘trên trời’ nhưng không có để bán

Việt Nam sở hữu loại hạt đắt nhất thế giới mà toàn cầu đang ‘thèm khát’: Trên 3 năm mới được thu hoạch, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc đều săn đón - Ảnh 1.

Ảnh minh họa


Loại hạt đắt đỏ nhất thế giới

Hạt maccahay mắc ca còn có tên gọi khác là hạt macadamia, có xuất xứ từ Úc và ngày nay đã xuất hiện tại nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Hiện loại hạt này được biết với tên gọi hạt đắt nhất thế giới không chỉ về giá cả mà còn bởi những giá trị dinh dưỡng mà loại hạt này mang lại.

Thông thường, cây mắc ca sau 3 – 4 năm trồng sẽ bắt đầu cho quả thu hoạch và sau 10 năm thì năng suất ổn định. Ở Việt Nam, thời điểm thu hoạch mắc ca lý tưởng là khi quả bắt đầu chín, thường là tháng 7 – 9, thời gian từ khi cây giống mắc ca ra hoa đến lúc quả chín là khoảng 215 ngày, quả chín có thể tự rụng.

Hiệp hội Mắc ca Việt Nam cho biết, tính đến hết năm 2022, cả nước có 29 tỉnh trồng mắc ca, tổng diện tích trên 20.000 ha. Ở khu vực Tây Bắc, năng suất mắc ca trung bình đối với vườn cây trồng từ năm thứ 10 trở lên đạt 3 tấn quả tươi/ha đối với diện tích trồng thuần và khoảng 2,5 tấn quả tươi/ha khi trồng xen canh với cây trồng khác. Ở Tây Nguyên, năng suất mắc ca ở năm thứ 10 trở lên đạt 4 tấn quả tươi/ha nếu trồng thuần và 2,8 tấn quả tươi/ha khi trồng xen canh.

 

Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, mắc ca của Việt Nam đã được xuất khẩu sang 21 quốc gia/vùng lãnh thổ, trong đó có Thái Lan, Đức, Malaysia, Hong Kong (TQ), Hà Lan, Mỹ… Sản phẩm mắc ca tại Việt Nam chủ yếu là hạt sấy khô, nhân. Đến cuối năm 2022, hạt mắc ca cũng đã bắt đầu được xuất khẩu đến Nhật Bản. Mắc ca xuất khẩu sang Nhật Bản được bán trong siêu thị với giá khoảng 700.000 đồng/kg. Đối tác Nhật Bản đã sẵn sàng lên đơn hàng để nhập khẩu với số lượng lớn trong những năm tới.

Đặc biệt, hạt mắc ca của Việt Nam được chế biến theo phương pháp handmade, giữ được đầy đủ hương vị nguyên bản, tự nhiên của mắc ca mà các quốc gia khác sẽ khó cạnh tranh. Ngoài ra, so với nhiều nước xuất khẩu hạt mắc ca lớn trên thế giới tại khu vực châu Phi và Nam Mỹ thì Việt Nam có lợi thế hơn khi đã tham gia vào các Hiệp định thương mại tự do với hầu hết các thị trường nhập khẩu.

Được biết Nhật Bản cũng là một trong những thị trường tiêu thụ hạt mắc ca lớn nhất thế giới và nhu cầu mắc ca thế giới hiện cao gấp 4 lần tổng sản lượng. Đây sẽ là cơ hội cho các nước trồng và xuất khẩu mắc ca trong đó có Việt Nam.

Việt Nam sở hữu loại hạt đắt nhất thế giới mà toàn cầu đang ‘thèm khát’: Trên 3 năm mới được thu hoạch, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc đều săn đón - Ảnh 2.

Nhu cầu sẽ còn tăng cao

Theo số liệu của Hội đồng hạt quả khô thế giới (INC), trong vòng 10 năm trở lại đây, ngành mắc ca phát triển tăng cả về sản lượng (từ hơn 27.500 tấn nhân vào năm 2009 lên hơn 60.000 tấn nhân vào năm 2019), cũng như nhu cầu tiêu thụ (tăng từ hơn 29.000 tấn nhân vào năm 2009 lên hơn 58.000 tấn nhân vào năm 2018).

 

INC cho biết, tình hình tiêu thụ nhân mắc ca trên thế giới, trong 5-6 năm tới, nhu cầu sử dụng hạt nhân mắc ca vẫn duy trì ở mức tăng trưởng cao.Cũng theo dự báo của INC, đến năm 2030, lượng cung mắc ca trên toàn thế giới mới chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu tiêu thụ của thị trường.

Trong tương lai, số lượng người tiêu dùng biết đến các sản phẩm mắc ca tại các quốc gia đông dân như Trung Quốc, Ấn Độ… sẽ tăng nhanh, vì vậy nhu cầu tiêu thụ mắc ca tại các thị trường tiềm năng này sẽ ngày càng bùng nổ.

Tại Đề án phát triển bền vững mắc ca giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Việt Nam xác định từng bước hình thành ngành hàng mắc ca theo chuỗi giá trị sản phẩm từ trồng, đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm; tăng cường xã hội hóa, thu hút nguồn lực đầu tư từ các thành phần kinh tế…

Theo định hướng, quy mô diện tích trồng phấn đấu tổng diện tích mắc ca cả nước đạt từ 130.000 - 150.000 ha vào năm 2030, tập trung tại các tỉnh vùng Tây Bắc (khoảng 75.000 - 95.000 ha, chủ yếu tại các tỉnh: Điện Biên, Lai Châu), vùng Tây Nguyên (khoảng 45.000 ha, chủ yếu tại các tỉnh: Lâm Đồng, Đắk Nông, Kon Tum) và một số địa phương có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng thích hợp với yêu cầu sinh thái của cây mắc ca (khoảng 10.000 ha). Đồng thời, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 400 triệu USD, trong đó tỷ lệ sản phẩm mắc ca nguyên vỏ không vượt quá 40%.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm