Virus corona biến chủng nghĩa là gì và có nguy hiểm hay không?
Học sinh cần làm gì tại nhà để tự bảo vệ trước dịch Covid-19 / Những loại rau xanh nên bổ sung vào khẩu phần ăn giữa mùa dịch COVID-19 để bảo vệ sức khỏe của trẻ
Nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc đăng tải trên tạp chí khoa học National Science Review hôm 3/3 cho thấy virus corona chủng mới đã tiến hóa thành 2 chủng lớn, với cơ chế lây nhiễm và phân bổ địa lý khác nhau. Các nhà khoa học đã phân tích 103 đoạn gene của virus corona chủng mới và phát hiện đột biến tại 149 vị trí. Các nhà khoa học phát hiện một trong hai chủng, được ký hiệu là chủng L, phổ biến hơn và cũng “hung hăng” hơn tức là khả năng lây lan mạnh hơn so với chủng còn lại gọi là chủng S.
Tại Ý cũng đã xác định đồng thời có 4 biến chủng của virus SARS-CoV-2, khác với chủng của virus được xác định tại Vũ Hán, Trung Quốc.
Các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã kiểm tra 103 mẫu virus SARS-CoV-2 và phát hiện ra hai loại virus SARS-CoV-2 gây ra dịch bệnh COVID-19.
Virus corona biến chủng hay đột biến thật sự là gì?
Nathan Grubaugh, một nhà dịch tễ học tại Trường Y tế Công cộng Yale đã đăng tải ý kiến của mình trên tạp chí Nature Microbiology vào ngày 18/2 với tiêu đề "Chúng ta không nên lo lắng việc virus biến đổi trong khi dịch bệnh bùng phát."
CNN đã dẫn lại những chia sẻ của nhà dịch tễ học để giúp mọi người hiểu rõ hơn về việc biến đổi của virus.
Biến đổi hay đột biến là một khả năng bình thường để tồn tại của nhiều loại virus và virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) cũng không ngoại lệ. Nhưng vật liệu di truyền của virus là RNA chứ không phải DNA như ở người. Không giống như DNA của con người, khi virus sao chép vật liệu di truyền, chúng không “hiệu đính” lại chu kỳ sao chép trước đó.
Bởi vì virus RNA về cơ bản hoạt động mà không cần kiểm tra nên chúng thường dễ mắc lỗi và chúng cũng không có cơ chế để sửa chữa những "sai lầm" này như tế bào người. Những lỗi này chính là đột biến và nó khiến virus biến đổi nhanh chóng hơn so với các sinh vật khác. Điều này nghe có vẻ đáng sợ, nhưng những sai lầm trong quá trình sao chép này thường tạo ra những thay đổi trung tính hoặc có hại cho các virus mới được tạo ra.
Nếu là đột biến trung tính thường sẽ không cải thiện hay cản trở sự sống của virus, nó vẫn tiếp tục phát triển, lan truyền mà không có bất kỳ ảnh hưởng đáng chú ý nào đối với vật chủ. Nếu đột biến có hại cho virus sẽ khiến nó khó có khả năng sống sót và bị loại bỏ thông qua chọn lọc tự nhiên.
Một điều may mắn là khi đột biến xảy ra nhằm giúp virus có khả năng lây lan hoặc sống sót tốt hơn, thì chúng thường không có khả năng tạo ra sự khác biệt trong quá trình bùng phát bệnh dịch. Các đặc điểm của virus như gây nhiễm trùng và tạo nên mức độ nghiêm trọng của bệnh được kiểm soát bởi nhiều gen và mỗi gen đó có thể ảnh hưởng đến khả năng lây lan của virus theo nhiều cách khác nhau.
Những đặc điểm này giống như các khối nhỏ trong khối rubik, chỉ cần một khối thay đổi sẽ dẫn tới khối khác thay đổi theo. Bởi vậy, khả năng virus điều hướng một chuỗi thay đổi phức tạp để trở nên nguy hiểm hơn chỉ trong thời gian ngắn của đợt bùng phát dịch là rất thấp.
Tuy nhiên, một số đột biến của virus thực sự nguy hiểm. Rất có thể một loạt các đột biến trong suốt lịch sử tiến hóa của virus corona đã cho phép một chủng corona gây bệnh cho dơi có thể lây sang con người. Tương tự như vậy, các đột biến chính trong protein HIV được cho là đã cho phép virus lây lan từ tinh tinh sang người. Trong dịch Ebola gần đây ở Tây Phi, một đột biến có thể giúp virus này lây nhiễm vào các tế bào người.
Các nhân viên y tế khử trùng tại một bệnh viện ở Vũ Hán, Trung Quốc ngày 24-1 - Ảnh: GETTY IMAGES
Virus đột biến có ảnh hưởng gì tới việc phát triển vắc xin?
Sự biến đổi liên tục của virus corona chủng mới sẽ khiến vắc xin ngừa loại virus này trong tương lai mất dần hiệu quả. Để virus tiến hóa tới mức có thể tạo ra sự đề kháng với vắc xin sẽ cần rất nhiều năm, khi nó đã tích lũy đủ những thay đổi nhỏ để tạo thành một đột biến lớn.
Nhiều loại vaccine chống virus RNA như sốt vàng da, sởi hay quai bị,… đã được phát triển trong suốt những năm 1930-1970, đến nay vẫn có hiệu quả cao. Những virus này được cho là có tốc độ biến đổi nhanh hoặc nhanh hơn virus corona. Trên thực tế, hai chủng virus corona mới được đề xuất là S và L được phát hiện chỉ khác nhau hai đột biến nhỏ, còn giống nhau tới 99,993%.
Do đó, rất có thể bất cứ loại vắc xin nào ngăn ngừa được virus corona trước đây cũng có thể chống lại một chủng corona khác. Nhưng lý do chúng ta cần một loại vắc-xin để ngăn ngừa virus có liên quan nhiều đến việc làm thế nào chúng ta lường trước được việc virus này cải tổ bộ gen của nó hơn là cách nó biến đổi.
Tập trung vào việc chống dịch hơn là sự đột biến của virus
Việc liên hệ các đột biến với những ảnh hưởng tới sức khỏe cộng động cần phải có các cuộc điều tra thực nghiệm lâu dài và dịch tễ học nghiêm ngặt. Nhưng điều đó không khả thi trong một đợt bùng phát bệnh.
Trong khung thời gian có hạn này, các nhà khoa học chỉ có thể suy đoán về tác động của đột biến. Vì những lý do này, việc đưa ra những tuyên bố về bản chất của virus trong khi bùng phát dịch có thể thiếu cơ sở và gây nguy hiểm.
Ví dụ một nghiên cứu đã từng gây tranh cãi lớn trong ngành y đó là về một đột biến của virus Zika - nguyên nhân gây bệnh đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh. Năm 2018, khi dịch được phát hiện ở Ấn Độ, đã có tuyên bố rằng “virus đang lưu hành không chứa đột biến gây bệnh đầu nhỏ" nên nó không gây hại cho thai nhi. Sự hiểu lầm này về một đột biến của virus trong giai đoạn bùng phát bệnh có thể đã khiến các phụ nữ mang thai “bỏ qua” sự nguy hiểm của Zika, đây là một ảnh hưởng rất khó để định lượng.
Tiến sĩ Nathan Grubaugh - trợ lý giáo sư tại Khoa Dịch tễ học về Bệnh Vi khuẩn tại Trường Y tế Công cộng Yale.
Bởi vậy với tuyên bố virus corona đã biến đổi thành một dạng hung hăng hơn chủ yếu chỉ mang tính học thuật, nhưng những thông tin được "tam sao thất bản" sau đó có thể ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội và các chính sách y tế công cộng. Việc đối phó với những thông tin sai lệch về dịch bệnh đôi khi tốn kém không khác gì dịch bệnh.
Thay vì chỉ lo sợ cho điều tồi tệ nhất, chúng ta nên tập trung phát triển các cách phòng chống dịch COVID-19. Truyền thông rõ ràng và minh bạch từ các nhà khoa học, các quan chức chính phủ là rất quan trọng trong việc duy trì niềm tin của người dân và khuyến khích họ thực hiện theo các khuyến nghị về sức khỏe cộng đồng.
Các chính sách cần phải xem xét tới các nhóm dân cư dễ bị tổn thương, chẳng hạn như người cao tuổi, những người có nguy cơ tử vong cao và bệnh nặng.
Cải thiện cơ sở hạ tầng chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là trong các cộng đồng mà hạ tầng y tế còn yếu, điều đó sẽ cho phép thử nghiệm chẩn đoán phát hiện bệnh kịp thời và tạo công bằng trong cộng đồng.
*Lưu ý: Bài viết dựa trên quan điểm của Phó Tiến sĩ Mary Petrone và Tiến sĩ Nathan Grubaugh - trợ lý giáo sư tại Khoa Dịch tễ học về Bệnh Vi khuẩn tại Trường Y tế Công cộng Yale. Phòng thí nghiệm của họ chuyên nghiên cứu về các bộ gen để theo dõi sự xuất hiện, lây lan và tiến hóa của virus. Bài viết không đại diện cho bất cứ cơ quan, tổ chức nào.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bấm chuông giữa trưa, mẹ chồng bơ phờ tìm đến xin ở nhờ: Cú sốc gia đình khiến tôi nghẹn lời
10 triệu mỗi tháng gửi về chăm bố mẹ chồng, nhưng ngày về thăm quê, nhìn mâm cơm nghèo nàn, tôi lặng người
Từ ngày 22/11 đến cuối năm: Ba con giáp đón sóng may mắn, tài lộc hanh thông, sự nghiệp thăng tiến
Bí mật kinh hoàng sau tờ đăng ký xe máy của mẹ chồng: Cơn ác mộng của một cuộc hôn nhân tưởng như hoàn hảo
Giải mã giấc mơ thấy người đã khuất xuất hiện trở lại
Từ cuối tháng 11: Sao tài lộc rực sáng, 4 con giáp bứt phá và hưởng lộc lớn