Một khoảng thời gian trước, tại khoa Sản nơi cô làm việc tiếp nhận một sản phụ họ Lương bắt buộc phải sinh mổ. Thế nhưng oái oăm thay, chồng chị lại không đồng ý.
Câu chuyện dưới đây được một y tá tại bệnh viện nhân dân số I tỉnh Thiểm Tây (Trung Quốc) chia sẻ. Một khoảng thời gian trước, tại khoa Sản nơi cô làm việc tiếp nhận một sản phụ họ Lương. Thời điểm đưa vào viện, cổ tử cung chị Lương đã mở 7cm, chuyển dạ vô cùng đau đớn.
Sau khi tiến hành thăm khám, các bác sĩ kết luận, đường kính đầu em bé khá to, khó có thể sinh thường. Để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé, các bác sĩ đã lên kế hoạch mổ đẻ. Nữ y đã đảm nhận nhiệm vụ mang những giấy tờ chấp thuận đến cho gia đình ký. Thế nhưng, thái độ của người chồng chị Lương, khiến nữ y tá vô cùng bất ngờ.
Phản ứng vô tâm của người chồng
Sau khi được nữ y tá giải thích, người chồng chợt nổi giận, quát nạt và kiên quyết không đồng ý cho vợ sinh mổ: "Tại sao lại phải sinh mổ? Đã mở 7cm rồi thì cứ đợi 10cm là sinh thường được thôi. Các người định lừa tôi đúng không? Sinh mổ vừa tốn kém, vừa không tốt còn gì". Mặc cho nữ y ta đã kiên nhẫn giải thích, nhưng người chồng vẫn không tin, kiên quyết không chịu ký giấy.
Đúng lúc đó, một người phụ nữ đã đứng tuổi cầm theo một làn đồ đạc cho sản phụ hớt hải chạy đến hỏi có chuyện gì. Đó chính là mẹ chồng chị Lương. Sau khi nghe y tá trình bày, bà tức giận tát thẳng vào mặt con trai, lớn tiếng: "Ký ngay. Đây không phải là lúc tính toán, vợ anh đang gặp nguy hiểm đấy".
Anh con trai bèn răm rắp nghe lời mẹ và ký nhận giấy tờ để vợ được sinh mổ. Người mẹ nói với con trai: "Con ạ, mẹ cũng là phụ nữ, nên hiểu chuyện sinh đẻ nguy hiểm thế nào. Con phải biết thương vợ, thương con của con. Bác sĩ chẳng lừa con để làm gì cả?". Người chồng không biết nói gì, chỉ biết cúi đầu xấu hổ. Thật may, ca mổ đã thành công, mẹ tròn con vuông.
Những trường hợp mẹ bầu cần phải sinh mổ:
1. Suy thai: Trong phòng sinh, bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe của mẹ như theo dõi nhịp tim, chuyển động của thai nhi. Nếu nhịp tim thấp, có thể do bé không nhận đủ oxi trong tử cung, vô cùng nguy hiểm, ảnh hưởng xấu đến an toàn của bé.
2. Sinh non: Nếu mẹ bầu chuyển dạ trước 37 tuần, chứng tỏ thai nhi sẽ có vấn đề bất thường nào đó.
3. Đa thai: Trường hợp này sẽ khiến mẹ bầu gặp khó khăn trong việc sinh nở và sẽ được chỉ định sinh mổ để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.
4. Tiền sản giật: Đây là biến chứng của cao huyết áp thai kỳ, cản trở cung cấp máu và oxy từ nhau thai đến em bé.
5. U xơ tử cung: Căn bệnh nguy hiểm, cản trở việc sinh nở tự nhiên.
6. Rau tiền đạo: Xảy ra khi thai nhi nằm thấp trong tử cung, che kín 1 phần hoặc toàn bộ cổ tử cung.
7. Đứt nhau thai: Lúc này, nhau thai đã bị bong khỏi lớp niêm mạc tử cung, cản trở sự hấp thụ oxy của bé.
8. Đã từng sinh mổ: Nếu sinh thường sẽ rất dễ bị vỡ tử cung.
9. Vị trí thai không thuận: Nếu thai nhi nằm ngang hoặc vị trí ngôi mông, bắt buộc phải sinh mổ.
10. Sa dây rốn: Dây rốn trượt qua cổ tử cung và ra ngoài trước khi em bé ra, cản trở quá trình sinh thường.
11. Thai nhi quá lớn: Sẽ rất khó để đi qua khung xương chậu của mẹ khi chào đời, đặc biệt với mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ.
12. Mẹ mắc bệnh nhiễm trùng: Nên sinh mổ để tránh cho bé khỏi bị nhiễm trùng qua đường ống sinh.
13. Cổ tử cung không mở: Dù mẹ bầu đau đẻ dữ dội cũng không thể làm giãn nở cổ tử cung đủ để em bé chào đời.
Theo Xuân Quỳnh/Khỏe & Đẹp