Đời sống

Vợ “vắt chân lên cổ” làm cỗ cúng trưa 30 Tết thì bị chồng chê “không bằng vợ hàng xóm”, tức thì tiếng nói từ cổng vọng vào khiến anh ta "xám mặt"

"Bên ông bà nội cũng bận rộn nên không nhờ trông cháu được. Con em thì hơi mệt nơi hơi khó tính, chẳng chịu chơi", cô vợ chia sẻ.

Sinh nhật vợ, chồng không tặng quà còn mắng bày đặt nhưng chứng kiến màn “tất tay” của cô vài tiếng sau anh cũng đủ tê tái cõi lòng / Mỗi lần mẹ chồng đến thăm vợ chồng lại lục đục

Phụ nữ khi lấy chồng mà cưới phải người đàn ông không biết sẻ chia, chăm sóc lại gia trưởng thì thật khó để hạnh phúc. Dù gia cảnh thế nào, vợ chồng sát cánh bên nhau mới có thể thông cảm, yêu thương lẫn nhau.

Mới đây, một cô vợ tên H. đã tâm sự chuyện gia đình, chuyện như sau:

“Bây giờ mới rỗi rãi một chút để ngồi tâm sự với các chị. Năm hết Tết đến rồi có ai điên tiết như em không. Kể ra thì bực mình lắm các chị ạ nhưng không thể không nói.

Chuyện cũng mới xảy ra lúc nãy thôi, để em kể cho các chị nghe.

Em và chồng cưới nhau được 5 năm, có một thằng con trai hơn 3 tuổi. Mấy hôm nay cháu ốm, em một thân một mình lo cho con. Chồng em thì hết tất niên đám bạn cấp 3 lại tất niên bạn cấp 2 rồi còn hội chơi chim của lão, chẳng ở nhà phụ vợ.

Bình thường chồng em cũng gia trưởng và khó tính rồi. Anh ấy quan niệm rằng những chuyện trong nhà đều vợ làm hết. Anh ấy phải lo những chuyện lớn, chuyện bên ngoài. Khi nào ở nhà vợ nhờ vả là lại cau có. Bởi suy nghĩ đó nên chồng em thoải mái lắm, đi bát ngát mặc kệ vợ con.

“Vắt chân lên cổ” làm cỗ cúng trưa 30 thì bị chồng chê “không bằng vợ hàng xóm”, tức thì, tiếng dép loẹt quẹt đi vào kèm một câu nói khiến anh ta hốt hoảng - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

 

Thậm chí chuyện đi mua quà Tết cũng là em và mẹ chồng cùng đi. May cho em là ‘hỏng chồng’ nhưng bố mẹ chồng lại quý. Không có việc gì ông bà lại sang bế cháu về bên nội. Cũng may nhờ bà mà em chu toàn được tất cả. Thế nhưng sáng nay có lúc em suýt nữa đã bế con bỏ đi dù tối nay đã giao thừa rồi.

Chuyện là nhà chồng em sẽ làm cỗ cúng ngay từ trưa 30 Tết. Mỗi nhà sẽ làm một mâm cỗ rồi mang qua nhà thờ họ để cúng. Bên ông bà nội cũng bận rộn nên không nhờ trông cháu được. Con em thì hơi mệt nơi hơi khó tính, chẳng chịu chơi. Sáng ra em phải dỗ mãi mới cho con ăn uống xong được và nhờ con bé hàng xóm trông hộ cho.

Chồng em á, anh ấy hôm 29 Tết đi tất niên đến nửa đêm mới về, uống say mềm nên 8 giờ vẫn chưa dậy. Em đánh thức mà anh ấy càm ràm nên đành thôi. Em mới bắt đầu nấu cỗ.

Khoảng 11 giờ kém thì cúng, 10 rưỡi bắt đầu phải xong hết bê sang nhà thờ họ. Hơn 10 giờ chồng em mới ngủ dậy, đang đánh răng thấy vợ vẫn đang xào rau thì bắt đầu lên giọng trách móc em làm chậm.

‘Vợ nhà thằng T. hàng xóm chắc một mình nó 4 mâm cỗ nấu trong một tiếng, mày lúc nào cũng lờ rờ, có làm gì nên hồn’.

 

Anh ta buông một câu như thế. Em nghe mà cảm giác nghẹn ứ luôn. Lúc đó, em định bỏ hết sang bế con về ngoại cho xong, như thế này ai chịu được.

Đúng lúc ấy, tiếng dép loẹt xoẹt ở sân vang lên, em chưa kịp ló đầu ra thì mẹ chồng em đã ngó vào. Bà tôn một tràng:

‘Mày vừa nói cái gì, sao ăn nói ngu dốt thế, đâu ra cái thói so sánh, mày hơn ai mà mày so? Bây giờ mày mới ngủ dậy đúng không? Muốn nhanh sao không dậy sớm mà giúp đỡ cho vợ. Tối qua gần 10 giờ bố mẹ qua xem cháu thế nào thì mày vẫn chưa về. Nếu không phải sáng nay bận cỗ bàn quá thì mẹ đã sang chửi cho mày một trận rồi.

Cái H. nó làm dâu vậy là quá tuyệt vời, quá chu toàn rồi. Trước khi mở miệng nói gì thì nên nghĩ cho kĩ. Nói cho sướng cái mồm rồi hối hận không kịp con ạ’.

“Vắt chân lên cổ” làm cỗ cúng trưa 30 thì bị chồng chê “không bằng vợ hàng xóm”, tức thì, tiếng dép loẹt quẹt đi vào kèm một câu nói khiến anh ta hốt hoảng - Ảnh 2.

Ảnh minh họa.

 

Lúc đó em cũng tiếp tiếng mẹ chồng nói thẳng luôn: ‘Sáng ra em bao nhiều việc, con thì ốm, một tay em lo liệu toàn bộ anh nghĩ có kịp không? Em có đánh thức nhưng anh có dậy không hay lại càm ràm em. Em cũng chán lắm rồi, nếu như anh thấy em thua kém ai thì rước người ta về làm vợ, em rút lui’.

Lúc đó em gắt lắm khiến chồng em hoảng hồn. Anh ta thấy cả mẹ lẫn em cũng điên tiết thì tỏ ra sợ hãi lắm. Anh ta bắt đầu xin lỗi rồi bảo là lỡ nặng lời. Lúc này em cũng bực, mẹ chồng lại tiếp tục mắng chồng em vì cái tội không biết thương vợ, đỡ đần gì, giờ mới thấy cảnh.

Vì năm hết Tết đến nên em cũng không căng, xếp mâm cỗ cúng cho anh ta soạn đi. Tuy nhiên, em vẫn bực, chỉ chào hỏi mẹ chồng chứ chẳng thèm nói với anh ta câu nào”.

Đôi lúc, phụ nữ nên biết cách đứng lên, thẳng thắn đưa ra quan điểm cá nhân của mình trước các vấn đề. Đó cũng là cách bảo vệ bản thân mình trước những định kiến từ chồng. Hơn thế, người đàn ông bao giờ cũng nên góp sức giúp vợ trong tất cả mọi việc. Đó cũng là cách thể hiện sự trách nhiệm của anh ta trong hôn nhân.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm