Vừa mâu thuẫn buổi sáng, buổi chiều sếp đã tặng tôi một món quà bất ngờ
Bí quyết tạo ra một cuộc hôn nhân trọn vẹn thủy chung: Bất kỳ cặp vợ chồng nào cũng cần biết! / Sinh nhật vợ, chồng không tặng quà còn mắng bày đặt nhưng chứng kiến màn “tất tay” của cô vài tiếng sau anh cũng đủ tê tái cõi lòng
Chào Hướng Dương,
Tôi và sếp thường hay mâu thuẫn với nhau chị ạ. Sếp tôi thương nhân viên nhưng cầu toàn quá mức và khắt khe, luôn đòi hỏi sự chỉnh chu trong từng chi tiết. Đôi khi cả bản phác thảo tôi làm suốt mấy ngày cũng bị anh ấy trả lại chỉ vì một chi tiết nhỏ không ăn khớp hoặc chưa đúng ý sếp.
Tiến độ hoàn thành công việc luôn phải đảm bảo, nếu không chúng tôi sẽ bị nêu tên trong cuộc họp định kì hàng tháng. Phải nói là đôi khi tôi rất nể sếp vì bản lĩnh và tầm nhìn nhưng đôi khi tôi chán nản vì cách sếp quản lí quá gắt gao.
Sáng nay tôi và sếp lại tranh cãi lớn vì bản thảo của tôi. Sếp đưa ra lí do nhưng tôi không phục. Lúc đó tôi đã bất cần đến mức nghĩ không thể tiếp tục làm việc này nữa, cùng lắm thì nghỉ việc. Chúng tôi cãi đến mức mất bình tĩnh và sếp bỏ ra ngoài trước.
Khi tôi đem bực tức về phòng, vứt bản thảo lên bàn thì vài người đồng nghiệp đến xem và góp ý giống như ý của sếp. Lúc này tôi nhìn lại và phải mất một lúc mới phát hiện mình sai. Trong lòng tôi nảy sinh sự xấu hổ và lo lắng vì sợ sếp giận.
Không ngờ chiều nay, sếp lại ghé qua phòng tôi, đưa tôi món quà rồi bảo cả hai chúng tôi cần bình tĩnh hơn khi trao đổi công việc, sếp còn vỗ vai tôi vài cái. Hướng Dương ơi, tôi tự giận mình quá. Tôi nên xin lỗi sếp như thế nào đây?
Chào bạn,
Trong chuyện này, bạn không chỉ không thừa nhận sai lầm của mình mà còn giận dữ và tỏ thái độ nóng giận và chống đối với sếp. Đây là thái độ không nên có ở một người nhân viên. Sếp của bạn tuy mất bình tĩnh nhưng cách hành xử và năng lực của anh ấy rất đáng ngưỡng mộ. Anh ấy biết nhìn nhận điểm sai của mình và chủ động hóa giải mâu thuẫn với nhân viên. Bạn nên học hỏi ở anh ấy điều này.
Điều bạn cần làm lúc này không chỉ là xin lỗi sếp mà còn phải học cách kiềm chế cảm xúc và nhìn nhận sai lầm của mình. Thay vì đổ lỗi hay bào chữa, bạn nên đối diện và sửa chữa sai lầm. Khi trò chuyện, trao đổi công việc với sếp, bạn cần giữ thái độ bình tĩnh, nhẹ nhàng, khéo léo. Nếu xảy ra bất đồng, bạn nên là người chủ động xin phép suy nghĩ lại và suy xét kĩ vấn đề. Bạn hãy nhớ, không phải đơn thuần mà sếp bạn ngồi được ở vị trí trên nếu như anh ấy không có tầm nhìn xa, rộng và có năng lực hơn người khác.
Bây giờ, bạn nên mời sếp đi uống cà phê để xin lỗi anh ấy. Nếu ngại, bạn có thể nhắn tin xin lỗi gián tiếp bằng thái độ chân thành hối lỗi. Qua chuyện này, Hướng Dương cũng mong bạn tự rút ra kinh nghiệm về cách đối nhân xử thế của mình. Thân gửi.
Hướng Dương.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người xưa dặn ở đời có 4 cái 'ngu', vậy cái nào là ngu nhất?
Hai lỗ trên phích cắm điện dẹt dùng để làm gì?
Có cần rút phích cắm nồi cơm điện sau khi cơm chín hay không: Câu trả lời thật bất ngờ!
“Trong nhà có ba linh vật, gia đình thịnh vượng”, gia đình bạn có bao nhiêu linh vật trong ba vật này?
8 tuyệt chiêu làm sạch đồ dùng thủy tinh, pha lê, hiệu quả ngay từ lần đầu
Muỗi sợ nhất cái này, chỉ cần bạn đặt một cái ở nhà, thì dù không đốt nhang muỗi cũng không thấy một con muỗi nào