Đời sống

Vừa về làm dâu, tôi bất đắc dĩ phải chăm mẹ chồng ở cữ

Tôi cưới được 4 tháng thì mẹ chồng sinh em bé. Đáng lẽ chúng tôi phải được tận hưởng cuộc sống vợ chồng son thì những ngày này, tôi lại như chăm con thơ.

Nghe chồng nghỉ việc ở nhà chăm con để rồi lúc chồng bồ bịch bên ngoài về còn mắng chửi 1 câu sâu cay / Bị cả nhà chồng khinh vì chỉ ở nhà chăm con, vợ rớt nước mắt với lời dậy bảo "thấm thía" của chồng

Mẹ chồng tôi năm nay 44 tuổi. Cuối năm ngoái, mẹ chồng tôi vỡ kế hoạch nên mang thai. Vốn chỉ có một mình chồng tôi nên khi biết tin có bầu, dù mọi người khuyên cao tuổi không nên sinh nở nhưng mẹ tôi vẫn giữ và sinh em bé. Thời điểm tôi và chồng làm đám cưới là mẹ chồng đang mang thai được hơn 5 tháng.

Mẹ chồng tôi tính toán khi nào em bé ra đời sẽ thuê giúp việc. Tuy nhiên vì bố mẹ chồng tôi khá khó tính nên trong 1 tháng, nhà tôi thay đến 3 người giúp việc mà không ai gắn bó được. Cuối cùng, tôi đành phải hỗ trợ mẹ chăm em. Bố mẹ chồng có lời nhờ vả, lại ở cùng nhà nên tôi không thể từ chối.

Vừa về làm dâu, tôi bất đắc dĩ phải chăm mẹ chồng ở cữ - 1

Tôi bỗng dưng phải chăm em chồng mới sinh. (Ảnh minh họa)

Em bé nhà tôi hay quấy khóc, đặc biệt là vào ban đêm. Bố mẹ chồng tôi đã nhiều tuổi, thức đêm là hôm sau dễ bị ốm thế nên tôi thường hay phải chăm em bé ban đêm. Thức đêm nên hôm sau tôi đi làm cũng rất mệt, luôn trong tình trạng thiếu ngủ, ngáp ngắn ngáp dài, chiều tối về lại lao vào chợ búa, cơm nước, dọn dẹp. Tôi có ít thời gian dành cho chồng vì phải chăm em.

Tôi cứ nghĩ mẹ chồng đã nhiều tuổi, sẽ có nhiều kinh nghiệm chăm con nhưng thực tế, mẹ tôi là người vụng về. Ngày xưa đẻ chồng tôi, mẹ được bà nội bà ngoại hỗ trợ 100% nên giờ cũng cứ như làm mẹ lần đầu. Nhiều lúc nhìn mẹ lờ đờ thiếu ngủ, tôi thương quá nên bế luôn em bé về phòng để cho mẹ ngủ thẳng giấc.

Phòng tôi mang tiếng là phòng vợ chồng mới cưới nhưng xung quanh ngập đồ bỉm, sữa, quần áo em bé,...

Vợ chồng tôi còn trẻ, còn thích chơi nên định cưới xong 1-2 năm mới đẻ. Nhưng giờ đây, tôi chẳng khác nào một bà mẹ có con thơ. Vợ chồng son mà ít khi được gần gũi, đi chơi. Mẹ đẻ tôi còn thắc mắc sao con gái ít về. Hai vợ chồng cũng ít có không gian riêng nào dành cho nhau, song đành chịu chứ biết làm thế nào. Dù sao cũng là mẹ và em chồng của mình, lúc khó khăn phải giúp đỡ nhau.

Vừa về làm dâu, tôi bất đắc dĩ phải chăm mẹ chồng ở cữ - 2

Vợ chồng tôi không có thời gian dành cho nhau vì bận chăm em chồng mới sinh. (Ảnh minh họa)

 

Thời gian đầu tôi thực sự stress nhưng dần dần rồi cũng quen. Vì trước đây ở nhà, tôicó nhiều kinh nghiệm chăm cháu giúp chị gái.

Thấy tôi chăm em khéo léo, bố mẹ chồng cảm ơn tôi rối rít. Họ hàng và hàng xóm động viên tôi: “Thôi chị Quỳnh chăm mẹ, chăm em, sau đẻ em bé bô mẹ chăm lại. Em sau này lớn là ghi nhớ công lao của chị lắm đấy”. Chồng tôi cũng an ủi, nói tôi cố gắng thêm một chút. Ngoài giờ đi làm thì anh về cũng hỗ trợ chăm em, lắm lúc nhìn chúng tôi như hai vợ chồng trẻ vừa mới có con.

Nhà có đứa trẻ lắm lúc tôi cũng mệt rã rời nhưng mà cũng vui. Thôi thì coi như chúng tôi đang tham gia một khóa học thực tế trước khi chính thức làm mẹ vậy.

Những lưu ý khi mang thai ở tuổi 40

Mang thai ở độ tuổi 40, mẹ phải đối diện với nhiều hạn chế, nguy cơ, nhưng đi kèm theo đó là những ưu điểm như:

 

Mẹ có nhiều kinh nghiệm sống hơn, từ đó có thể đưa ra những quyết định đúng đắn để chăm sóc, nuôi dạy con của mình. Đồng thời, sự chín chắn, trưởng thành ở một người nhiều tuổi cũng giúp mẹ có sự chu đáo, cẩn trọng hơn trong việc nuôi dạy con.

Theo nhóm nghiên cứu của Trường Đại học Y khoa Boston (Mỹ), những bà mẹ sinh con sau 33 tuổi (mang thai tự nhiên) không những sống thọ hơn những người sinh đứa con cuối cùng ở tuổi 29, mà khả năng sống qua 95 tuổi cũng cao gấp đôi.

Ổn định về mặt tài chính: Mang thai và sinh con khi đã cao tuổi là thời điểm mẹ đã có nhiều thời gian để phấn đấu sự nghiệp và tích lũy tài chính. Khi sự nghiệp vững vàng, tài chính ổn định, mẹ sinh con sẽ đỡ áp lực hơn.

Mang thai ở tuổi 40, mẹ cần:

- Đi khám sức khỏe, tham khảo ý kiến bác sĩ để chuẩn bị tốt nhất cho quá trình mang thai. Nếu khó có thai tự nhiên, mẹ có thể nhờ đến phương pháp hỗ trợ như IUI, IVF.

 

- Khi đã thụ thai, mẹ cần đi khám thai thường xuyên theo lịch hẹn của bác sĩ, thực hiện các xét nghiệm sàng lọc trước sinh, sơ sinh để đảm bảo em bé khỏe mạnh.

- Mẹ cần giữ tinh thần thoải mái, lạc quan, có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học, lành mạnh. Bổ sung đầy đủ vitamin, khoáng chất, dưỡng chất cần thiết trước, trong và sau thời kỳ mang thai.

- Thường xuyên vận động nhẹ nhàng, duy trì cân nặng hợp lý.

- Tuyệt đối không hút thuốc, uống rượu bia, sử dụng các chất kích thích.

- Video nhờ đồng nghiệp chở đi khám thai, tôi chết lặng khi thấy hành động của chồng.


 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm