Đời sống

Vứt bỏ ngay những củ khoai tây có chứa dấu hiệu này nếu không muốn bệnh tật đeo bám cả đời

Có một điểm mà bạn cần cực kỳ lưu ý trước khi chế biến khoai tây, đó là nếu phát hiện những điểm lạ như dưới đây - bạn tuyệt đối không được ăn mà hãy vứt bỏ chúng ngay nhé.

Cả đời không lo mắc bệnh tim mạch, tiểu đường nhờ thường xuyên ăn những thực phẩm này / Vô tư cho những thực phẩm này vào lò vi sóng, cả nhà mắc bệnh lúc nào không hay

Khoai tây rất giàu tinh bột có thể dễ dàng bị cơ thể đốt cháy để sản sinh năng lượng. Tuy nhiên, bạn không nên chế biến khoai tây khi nhận thấy khoai tây đã bị hỏng. Khoai tây hỏng chứa chất độc thần kinh solanine.

Nếu ăn quá nhiều khoai tây bị hỏng có thể đe dọa đến sức khỏe của bạn và dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết khoai tây bị hỏng:

1. Khoai tây bị héo

Bạn thường mua một số lượng lớn khoai tây để sử dụng trong một thời gian dài, tuy nhiên, cần lưu ý rằng khoai tây nếu để quá lâu có thể trở nên độc hại cho cơ thể. Khoai tây để lâu, vỏ sẽ bị nhăn và mềm.

Ngoài ra, khoai tây tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trong thời gian dài có thể làm tăng tốc độ sản xuất solanine gây hại cho bạn.

2. Khoai tây mọc mầm

Mọi người thường băn khoăn về việc nên sử dụng hay loại bỏ khoai tây bị mọc mầm. Mầm khoai tây chứa nhiều solanine và chaconine, hai loại của chất độc glycoalkaloids có thể gây hại cho hệ thống thần kinh.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Sự mọc mầm diễn ra nhanh hơn khi khoai tây là giống vô cơ và không được xử lý hóa học. Hiện nay, có hai trường hợp khoai tây mọc mầm: một là khi khoai tây vẫn tươi và hai là khoai tây bị héo và mềm.

Nếu khoai tây vẫn tươi bị mọc mầm, bạn có thể dễ dàng cắt mầm và củ khoai có thể lưu giữ được phần lớn các giá trị dinh dưỡng. Ngược lại, nếu khoai tây đã bị héo, cách tốt nhất là bạn nên loại bỏ những củ khoai tây này.

3. Khoai tây ngả màu xanh

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

 

Khoai tây ngả màu xanh lá cây là những củ bị phơi ra ánh sáng khiến các nồng độ solanine tăng cao. Tuy nhiên, bạn có thể tận dụng những củ khoai tây bị ngả màu xanh bằng cách gọt bỏ phần khoai tây ngả màu và chế biến phần còn lại.

Vậy khoai tây mọc mầm "độc" ra sao?

Sự thật là nếu ăn khoai tây mọc mầm, khả năng bạn bị ngộ độc rất cao. Nếu ăn hàm lượng ít, độc tố solanine và chaconine trong khoai tây có thể gây ra những vấn đề nhẹ ở đường tiêu hóa như đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy.

Nặng hơn, bạn có thể gặp một vài vấn đề nghiêm trọng đến thần kinh cũng như sự "khủng hoảng" lớn về đường tiêu hóa như mê sảng, sốt theo cơn, ảo giác, đau đầu, hạ thân nhiệt, tê liệt, thở chậm...

 

Các triệu chứng ngộ độc có thể kéo dài từ 1 - 3 ngày, có người phải nằm viện, thậm chí có trường hợp tử vong do ngộ độc khoai tây mọc mầm - mặc dù số lượng này không nhiều.

Tuy nhiên, tờ New York Times đã từng đăng tải báo cáo, 1 người trưởng thành nặng 45 kg đã từng bị ngộ độc nặng, dẫn đến tử vong khi ăn phải 450gr khoai tây có màu xanh lá.

Hay như vào năm 1899, 56 binh lính Đức đã bị ngộ độc khi ăn phải 0,24mg solanine có trong khoai tây mọc mầm. Điều này cho thấy, dù lượng độc tố nhỏ hay lớn, khoai tây mọc mầm không hề tốt cho sức khỏe của bạn.

Bởi vậy, nếu phát hiện thấy khoai bị mọc mầm - dù mầm chỉ hơi nhú ra, nhiều người thường ngay lập tức loại bỏ phần mọc mầm hay có màu xanh lá đó đi trước khi chế biến. Nhưng cách tốt nhất, là bạn đừng nên quá tiếc của mà gây hại đến thân mình.

Một vài điểm bạn cần lưu ý

 

Chọn mua củ khoai màu vàng thì tốt hơn ngả sang trắng. Củ nào cầm lên thấy nặng, lành lặn, vỏ trơn nhẵn sẽ tươi ngon hơn.

Không để khoai tây nơi có ánh sáng và không lưu trữ quá 12 ngày. Khi gọt vỏ khoai, nếu thấy vệt màu xanh thì nên khoét bỏ.

Để hạn chế ngộ độc, trước khi bỏ khoai vào chế biến nên ngâm vào nước muối loãng vài giờ, khi nấu cho thêm ít giấm ăn để loại bỏ độc tố.

Tuy nhiên, nếu khoai tây có vị đắng, bạn đừng tiếc và nên bỏ chúng đi ngay lập tức.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm