Xử lý thế nào khi bị ong đốt?
Thực phẩm tuyệt đối không nên kết hợp với sầu riêng / Giải quyết tình trạng kém hấp thu ở trẻ nhỏ
Vết ong đốt trông như thế nào?
Ong đốt rất nguy hiểm. Nguồn ảnh: Internet
Vết thương bị ong đốt thường nhanh chóng trở nên sưng tấy rõ ràng, đau nhức và có cảm giác ngứa râm ran xung quanh. Bị ong đốt mặc dù chúng thường không quá nghiêm trọng nhưng bạn vẫn có nguy cơ đối mặt với nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu:
Bạn bị ong đốt nhiều lần
Loại ong chích bạn có nọc độc
Lúc này, cơ thể sẽ có những phản ứng dị ứng nghiêm trọng đòi hỏi phải điều trị khẩn cấp.
Cách xử trí khi bị ong đốt
Khi bị ong tấn công, người bị nạn phải hết sức bình tĩnh và nhanh chóng ra khỏi khu vực có ong. Tuyệt đối không dùng nhánh cây, quần áo để xua vì càng xua, ong sẽ càng bu lại tấn công.
Trước khi đến cơ sở y tế để xử lý, người bị ong đốt cần nhanh chóng sơ cứu ban đầu bằng cách:
Nhanh chóng ra khỏi khu vực có ong.
Lấy vòi chích của ong ra bằng cách khều nhẹ hoặc dùng nhíp lấy ra vì hầu hết sau khi đốt, ong đều để lại vòi chích và túi nọc ở vết đốt trên da. Tránh nặn ép bằng tay vì có thể làm nọc độc lan ra.
Rửa sạch vùng da bị đốt bằng xà phòng và nước ấm. Bôi dung dịch sát trùng như Povidine 10% hoặc cồn 70 độ lên vết đốt mỗi ngày 2 lần.
Uống nhiều nước để loại thải độc tố.
Chườm lạnh lên vết đốt để giảm đau và giảm sưng.
Sau khi xử trí như trên người bị ong đốt cần được chăm sóc và theo dõi cẩn thận và đưa nạn nhân đến cơ sở y tế để kiểm tra lại.
Cần đưa bệnh nhân đi cấp cứu ngày khi có các dấu hiệu như đau nhiều, sưng nề nhiều vùng bị đốt, mẩn ngứa, khó thở, mệt nhiều, số lượng nước tiểu ít dần...
Lưu ý: Đưa ngay nạn nhân đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt khi có một trong các dấu hiệu sau:
Bị ong đốt nhiều nốt và ở nhiều vị trí, đặc biệt là ở các vùng quan trọng như mặt, đầu, cổ,...
Xác định loài ong đã đốt nạn nhân để ước tính khả năng gây độc. Một số loài ong như ong rừng, ong vò vẽ hay ong bắp cày,… thường có nọc độc mạnh, rất nguy hiểm.
Trường hợp người bị đốt có các triệu chứng đau nhiều, mệt mỏi, thậm chỉ khó thở, phù mặt, đi tiểu có máu… cần nhanh chóng đưa nạn nhân đi khám.
Theo dõi dấu hiệu nguy hiểm
Sau khi xử trí như trên người bị ong đốt cần được chăm sóc và theo dõi cẩn thận và cần đưa ngay nạn nhân đến đến cơ sở y tế gần nhất khi có một trong các dấu hiệu sau:
Số lượng vết đốt nhiều (từ 10 nốt trở lên).
Bị ong vò vẽ, ong bắp cày, ong rừng đốt.
Bị đốt vào các vùng mặt, cổ, miệng, họng (có thể gây tắc thở hoặc mù mắt).
Nạn nhân có các biểu hiện khó chịu như: Đau nhiều, sưng nề nhiều vùng bị đốt, mẩn ngứa, khó thở, mệt nhiều, đái ít, vàng mắt, vàng da,
Phòng tránh ong đốt như thế nào?
Tránh tiếp xúc với ong nếu không cần thiết. Không chọc phá tổ ong (nhất là trẻ em hay tò mò, nghịch ngợm). Ong thường làm tổ ở nơi lộ thiên, trên những cành cây hay bụi cây hoặc quanh nhà, dưới mái nhà, do đó không nên để hoang nhà cửa khiến ong dễ đến làm tổ, thường xuyên vệ sinh, phát quang bụi rậm quanh nhà.
Khi ong bay đến, không chạy, cần đứng hoặc ngồi im và không cử động (ong sẽ không bay theo nữa). Khi đi vào rừng, đi dã ngoại cần tránh mặc quần áo màu sặc sỡ. Không dùng nước hoa, dầu gội đầu, các mỹ phẩm, có mùi thơm và ngọt sẽ thu hút ong. Không đi chân đất, không mặc quần áo quá rộng. Đội mũ có lưới che, đi găng tay, mặc quần áo dày và kín.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người xưa căn dặn: 'Người quá tốt bụng thì phước ít hơn', một khi bạn hiểu được những quy luật trời ban này, phúc lành sẽ tự đến trước cửa nhà bạn
Người xưa có câu: 'Đám cưới không tặng ô, đám tang không đưa tiền phúng sau', là vì sao?
Giải mã giấc mơ thấy người đã khuất xuất hiện trở lại
Tử vi ngày 22/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn sự nghiệp thăng tiến, thu hoạch lợi nhuận khủng từ kinh doanh
Từ cuối tháng 11: Sao tài lộc rực sáng, 4 con giáp bứt phá và hưởng lộc lớn
Từ ngày 22/11 đến cuối năm: Ba con giáp đón sóng may mắn, tài lộc hanh thông, sự nghiệp thăng tiến