Đời sống

Ý nghĩa phong thủy và tác dụng sức khỏe của cây ngũ gia bì

Cây ngũ gia bì là loại cây cảnh rất được ưa chuộng vì có nhiều tác dụng hữu ích trong y học và đời sống. Lá xanh ngát, sum suê thể hiện sức sống luôn tươi trẻ. Có thể trồng làm cây cảnh trong nhà, cây để bàn văn phòng phong thủy tốt.

Nhà cấp 4 có nét đẹp thanh xuân từ cây cỏ phủ xanh bê tông thô cứng với chi phí 345 triệu / Trời nóng như đổ lửa trồng ngay những loại cây này quanh nhà chẳng khác nào điều hòa mát rượi

1. Cây ngũ gia bì

Ngũ gia bì tại Việt Nam này có 45 loài hiện diện điển hình nhất là cây ngũ gia bì chân chim vừa có tác dụng làm thuốc và làm cảnh. Cây thường trồng dạng khóm, có lá màu xanh mướt mọc so le nhau xòe to dạng hình chân vịt, mỗi nhánh từ 6 đến 8 lá. Cây nở hoa nhỏ, có màu trắng dạng chùm, mọc ở kẽ lá hay đầu cành và thường nở vào mùa thu đến đầu đông sau đó kết quả mọng, khi chín màu tím đen.
Ý nghĩa:
- Cây ngũ gia bì có ý nghĩa phong thủy hưng thịnh cho gia chủ sở hữu loài cây này. Mỗi chậu cây là một khóm, xanh tốt gồm 2 đến 5 cây ghép lại tạo thế vững trãi ngụ ý đùm bọc lẫn nhau, có quý nhân phù trợ.
- Lá màu xanh thể hiện cho sự tươi trẻ giàu sức sống. Lá ngũ gia bì hình xòe rộng tượng trưng như bàn tay hứng lộc trời cho, ôm lấy của cải mang lại sự thịnh vượng cho gia chủ.
Tác dụng:
- Hỗ trợ điều trị bệnh: Trong Đông y, ngũ gia bì tác dụng hỗ trợ điều trị về các bệnh xương khớp. Giảm đau nhức xương khớp, chống suy nhược thần kinh, tăng trí nhớ, kháng viêm, giảm đau, hạ sốt...
- Món ăn tốt cho sức khỏe: Nhiều nơi dùng lá tươi hoặc khô nấu canh ăn rất mát và bổ, hỗ trợ tiêu hóa tốt. Rượu ngâm từ vỏ ngũ gia bì giúp tăng lực, trừ phong thấp, kích thích ăn ngon.
- Đuổi muỗi: Ngoài là cây cảnh trang trí, cây ngũ gia bì có tác dụng đuổi muỗi và côn trùng rất hiệu quả. Cây thường trồng xung quanh nhà hoặc cửa sổ để tránh côn trùng xâm nhập.
- Trang trí nhà cửa, làm quà tặng mừng tân gia cũng là một gợi ý có thể lựa chọn dành tặng người thân, bạn bè.
Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

2. Ngũ gia bì hợp mệnh nào tuổi gì trồng được?
Về bản chất, là cây cảnh trồng trong nhà có tác dụng tốt cho gia chủ, trang trí nhà cửa cả nội ngoại thất, lọc sạch không khí nên ai cũng có thể trồng loài cây ngũ gia bì này. Ngũ là 5 tương ứng với 5 mệnh trong ngũ hành Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ, cây phù hợp với hầu hết các tuổi của 12 con giáp. Để vượng phong thủy tốt nhất, cần chú ý một vài yếu tố sau.
Người mệnh Kim, Thủy: Đối với 2 mệnh này thì để bổ trợ tốt nhất thì người mệnh Kim chọn chậu cây có màu nâu đất tương sinh với mệnh Thổ (Thổ sinh Kim). Mệnh Thủy màu của chậu cây màu vàng, trắng tương ứng với mệnh Kim (Kim sinh Thủy).
Người mệnh Mộc: Cây cối hòa hợp với cây cối, người mệnh Mộc trồng ngũ gia bì thì phong thủy thịnh vượng.
Người mệnh Hỏa, Thổ: Cây cối sinh ra lửa, đất đai nuôi dưỡng cây cối. Người mệnh Hỏa nên trồng nhiều cây xanh (Mộc sinh Hỏa). Người mệnh Thổ nên chọn màu chậu cây màu đỏ, cam, tím để được tương sinh vẹn toàn (Hỏa sinh Thổ).
Để cây phát triển và sinh trưởng tốt thì vị trí và cách chăm sóc cây cũng rất quan trọng, cây chết hay héo úa cũng là điều không may, vậy nên vị trí đặt cây cũng cần được chú ý.
3. Các vị trí đặt đẹp đặt cây ngũ gia bì

Cây đặt nơi có vị trí ánh sáng và nhiệt độ thích hợp sẽ giúp cây phát triển xanh tốt quanh năm, vượng phong thủy.
Mặt tiền, đại sảnh: Ngũ gia bì dạng khóm cây lớn xanh quanh năm, đặt trang trí khu mặt tiền các tòa nhà văn phòng, khách sạn, trung tâm thương mại để chiêu tài tấn lộc, tỏ lòng mến khách, đón giữ tiền tài cho gia chủ.
Cửa sổ, ban công: Thanh lọc không khí, giảm nhiệt nắng nóng đem lại cảm giác thư thái trong lành. Góp phần trang trí nội ngoại thất xanh hiện đại.
Bàn làm việc: Cây cảnh để bàn trang trí vui mắt, giúp bạn thư giãn, giảm căng thẳng mệt mỏi, cung cấp thêm oxy làm việc hiệu quả.
Bồn cây sân vườn: Tạo tiểu cảnh hòa hợp với thiên nhiên, trang trí ngoại thất đẹp lộng lẫy chào đón khách đến thăm.
4. Cách trồng và chăm sóc

Cây ngũ gia bì không phải là cây khó chăm sóc, chúng phát triển xanh tốt khi sống trong môi trường thuận lợi, rất thích hợp với điều kiện khí hậu Việt Nam.
Cách trồng và nhân giống ngũ gia bì:
- Chuẩn bị đất trồng vi sinh và chậu cây. Chậu rộng hơn 1/3 so với bóng của gốc cây. Đổ đầy bằng 1/3 chậu cây sau đó đặt cây vào chính giữa, tưới nước nhẹ rồi cho tiếp phần đất vào đầy mặt chậu, vun gốc hơi vồng lên sau đó tưới nước. Để ráo rồi chuyển vào vị trí cần đặt.
- Có 2 cách nhân giống: Chiết cành và giâm cành, phương pháp thực hiện giống như cây bình thường mà ta đã biết.
Điều kiện chăm sóc

Ánh sáng: Cây thích hợp trồng nơi bóng râm, ánh sáng gián tiếp. Cây để trong nhà 1 tuần mang hứng ánh nắng 1 lần vào buổi sáng. Vào mùa hè, nên trồng cây nơi râm mát, không đặt dưới ánh mặt trời trực tiếp ví sẽ làm khô cháy lá.
Đất Trồng: Đất chọn loại đất vi sinh đóng bao sẵn hoặc đất mùn trộn thêm phân trấu hoai mục, hoặc xơ dừa để tăng chất dinh dưỡng cung cấp cho cây. Hoặc chọn loại đất thịt pha cát thoát nước tốt, tránh trồng ở nơi đất quá ẩm ướt hoặc úng nước.
Nước Tưới: Tưới nước hàng tuần đặc biệt là quá trình cây sinh trưởng đẻ nhánh. Một tuần tưới 2 đến 3 lần dạng ngập gốc sau đó để thoát nước hết thì mang vào chỗ cũ. Hạn chế tưới nước trong mùa đông. Cây bị rụng lá hoặc vàng lá chứng tỏ cây đang bị thừa nước.
Nhiệt độ và độ ẩm: Vì là một loại cây nhiệt đới nên chịu nhiệt rất tốt, nhưng không quá 60 độ C. Không đặt gần cây tại các lỗ thông hơi, không khí khô, thời tiết nắng nóng nên bổ sung nước cho cây vào buổi chiều tối.
Dinh dưỡng: Trong mùa sinh trưởng, bón phân cho cây bằng phân bón hòa với nước hoặc bón thúc cách gốc 15cm.
Sâu bệnh: Ngũ gia bì chủ yếu mắc bệnh rầy nâu, điều trị bằng cách dùng thuốc bảo vệ thực vật Diazan phun 2 đến 3 ngày một lần. Hoặc cắt tỉa các cành bềnh để tránh lây lan, vệ sinh sạch phần đất dưới gốc để loại trừ nấm gây bệnh.
5. Cây ngũ gia bì có độc không?

Ngũ gia bì có tác dụng rất tốt cho đời sống và sức khỏe, ngoài ra cây không hề gây độc hay dị ứng nếu tiếp xúc phải. An toàn không độc hại nên có thể trồng ở mọi nơi.
Theo Quất Quất /Gia đình
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm