Động đất Sông Tranh dồn dập, đã tính kịch bản vỡ đập
Theo nhận định, động đất ở Sông Tranh 2 có biểu hiện dồn dập, biểu kiện này kéo dài suốt hàng chục năm giống với đập thủy điện Koyna (Ấn Độ).
Ngày 15/4, đoàn công tác của Viện Vật lý địa cầu do PGS.TS Cao Đình Triều làm trưởng đoàn đã về kiểm tra địa chất xung quanh công trình này ở huyện Bắc Trà My.
Ông Triều cho rằng, động đất mạnh nhất có thể xuất hiện tại khu vực hồ Sông Tranh 2 đạt xấp xỉ 5,5-6,1 độ richter. Nếu động đất mạnh xảy ra trong lòng hồ thì nguy cơ tạo nên cột sóng lớn (sóng thần) tác động trực tiếp vào thân đập có nguy cơ gây vỡ đập.
Muốn nắm được quy luật động đất kích thích ở thủy điện Sông Tranh 2 thuộc dạng nào, kéo dài bao lâu, cần phải nghiên cứu thêm môi trường sinh chấn (cấu trúc đất đá, khả năng tích lũy đới dập vỡ, cột nước vùng lòng hồ tác động gây biến đổi môi trường).
Tờ VnExpress dẫn lời các chuyên gia nhận định, động đất ở thủy điện Sông Tranh 2 là loại động đất hồ chứa phản ứng nhanh, có biểu hiện dồn dập theo từng đợt. Những biểu hiện này hoạt động kéo dài suốt hàng chục năm giống với đập thủy điện Koyna (Ấn Độ).
Nếu dẫn chứng, năm 1967 từng xảy ra trận động đất 6,3 độ richter ở gần đập thủy điện Koyna. Trận động đất trong vùng lòng hồ đã tạo cột sóng khổng lồ vượt qua đập khiến 200 người thiệt mạng, hơn 1.500 người bị thương và hàng nghìn người không có nơi cư trú.
Sau thảm họa này, Chính phủ Ấn Độ đã chi 70 triệu USD lắp đặt 10 trạm địa chấn, quan trắc vừa theo dõi cảnh báo hiện tượng động đất vừa phục vụ nghiên cứu môi trường sinh chấn. 33 năm sau, ở khu vực này tiếp tục xảy ra trận động đất khoảng 5 độ richter nhưng nhờ có hệ thống trạm cảnh báo kịp thời nên người dân trong vùng đã kịp sơ tán, giảm thiểu thiệt hại về tính mạng, tài sản.
Từ đầu năm đến nay, Trung tâm báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần (Viện Vật lý Địa cầu) đã ghi nhận hai trận động đất đều ở khu vực thủy điện Sông Tranh 2. Cụ thể, ngày 12/1 có độ lớn 2,6 độ richter, độ sâu chấn tiêu 5,5 km và đêm 3/4 có độ lớn 3,4 độ richter, độ sâu chấn tiêu khoảng 5 km.
Trước đó, ngày 6/3, Quảng Nam đã lựa chọn một số kịch bản điển hình xây dựng phương án giảm nhẹ thiên tai vùng hạ du công trình thủy điện Sông Tranh.
Vấn đề này được lãnh đạo tỉnh Quảng Nam đặt ra với Công ty thủy điện Sông Tranh và Công ty cổ phần tư vấn xây dựng điện 1.
Theo đó, từ tháng 7/2012, Công ty thủy điện Sông Tranh đã phối hợp với Công ty cổ phần tư vấn xây dựng điện 1 tiến hành thu thập số liệu thủy văn, khảo sát địa hình để triển khai thực hiện tính toán xây dựng bản đồ ngập lụt hạ du ứng với các tình huống vỡ đập thủy điện Sông Tranh 2.
Từ ý kiến đóng góp của các chuyên gia trong nước, đến nay đã đưa ra được 10 kịch bản vỡ đập tiềm năng cho đập chính (RCC) và đập đất. 20 kịch bản thời gian vỡ đập khác nhau.
Xây dựng sáu kịch bản tính toán với dòng chảy tự nhiên khi không có hồ chứa thủy điện Sông Tranh 2.
Với các kịch bản, phương án đã tính toán, các chuyên gia đã chọn kịch bản vỡ đập đất. Đây là kịch bản có tiềm năng dễ xảy ra hơn so với các kịch bản khác đã tính toán, do đập đất có nguy cơ vỡ cao hơn so với đập bê tông đầm lăn trong các trường hợp xảy ra các trận lũ đặc biệt lớn.
Báo Đất Việt
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Vừa đi xe đạp vừa nghe điện thoại bị phạt bao nhiêu tiền?
Làng Tom Sara Đà Nẵng được trao giải thưởng Du lịch Cộng đồng ASEAN
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự phiên thảo luận 'ASEAN gắn kết để vươn xa'
Thủ tướng yêu cầu bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết và lễ hội xuân
Chủ tịch FPT: Dược phẩm là một trong những ngành sẽ ứng dụng AI nhiều nhất
Cột tin quảng cáo