Đồng Tháp chủ động phá thế độc canh cây lúa
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp, việc chuyển đổi đất lúa sang cây trồng hàng năm chiếm 5.457 ha, chuyển đổi đất lúa sang trồng cây lâu năm 1.124 ha, nuôi trồng thủy sản kết hợp với trồng lúa là hơn 34 ha…
Việc canh tác cây hoa màu như bắp, đậu tương, mè, ớt, luân canh trên nền đất lúa góp phần cải tạo đất, phá thế độc canh, cắt đứt vòng đời sâu bệnh trên lúa. Nhiều tiến bộ kỹ thuật được chuyển giao cho nông dân, từng bước ứng dụng cơ giới hóa trong khâu làm đất, thu hoạch và phát huy hiệu quả trong sản xuất, giúp giảm chi phí đầu tư, hạn chế tình trạng thiếu lao động hiện nay.
Trong đó, một số huyện, thị xã đã quan tâm đầu tư phát triển vùng sản xuất hoa màu, phát triển kết cấu hạ tầng, kêu gọi các doanh nghiệp ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm giúp tăng thu nhập cho người dân.
Điển hình như huyện Lai Vung, đến nay, toàn huyện đã chuyển đổi 2.600 ha lúa kém hiệu quả sang trồng cây ăn trái có giá trị cao như: cam, quýt, thanh long. Huyện cũng tập trung chỉ đạo thực hiện các chủ trương, chính sách để hỗ trợ cho người dân tiếp cận kiến thức, kỹ thuật sản xuất, thông tin thị trường nhằm nâng cao hiệu quả. Tiếp tục triển khai có hiệu quả Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của huyện với 4 ngành hàng chủ lực (lúa, rau màu, cây ăn trái và hoa kiểng). Đồng thời, phối hợp với các ngành tỉnh triển khai việc xây dựng và hoàn thiện chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp chủ lực.
Ở ĐBSCL, Đồng Tháp được xem là một trong những địa phương thực hiện tốt việc chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang cây trồng có giá trị.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Công bố bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Đề xuất cho doanh nghiệp tự quyết giá xăng dầu có tỷ trọng tiêu thụ thấp
Vĩnh Phúc nỗ lực 'xanh' hoá để phát triển bền vững
Bất động sản miền Trung khởi sắc: Đà Nẵng, Quảng Bình dẫn đầu xu hướng tăng trưởng
Thủ tướng: Can thiệp vào hoạt động doanh nghiệp nhà nước sẽ làm méo mó thị trường, cản trở phát triển