Dự báo CPI tháng 6 sẽ tăng nhẹ
Nhận định về diễn biễn giá cả thị trường của tháng 6/2015, Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cho biết, sẽ có một số yếu tố tác động gây sức ép lên mặt bằng giá trong tháng 6. Cụ thể, dự báo giá một số hàng hóa nguyên nhiên vật liệu trên thị trường thế giới có khả năng biến động nhẹ, cùng với ảnh hưởng của tỷ giá tăng (từ 7/5/2015) có thể tác động gây sức ép lên mặt bằng giá trong nước, nhất là giá các mặt hàng nhập khẩu.
Vào tháng 6, do thời tiết tiếp tục nắng nóng, nhu cầu tiêu dùng đối với một số mặt hàng (may mặc, giày dép, đồ uống và đồ dùng gia đình phục vụ mùa hè; nhu cầu sử dụng điện, nước sinh hoạt; nhu cầu giải trí, du lịch…) có khả năng tăng, gây sức ép tăng giá. Ngoài ra việc tăng giá xăng ngày 20/5/2015 cũng sẽ tác động đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của tháng 6 do độ trễ trong chu kỳ tính CPI.
Cục Quản lý giá cũng nhận định, thị trường trong nước được hỗ trợ bởi các yếu tố như cân đối cung - cầu hàng hóa dồi dào, nhất là hàng thực phẩm, lương thực, cùng với các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục tăng cường công tác quản lý, bình ổn thị trường giá cả sẽ góp phần bình ổn mặt bằng giá trong tháng 6/2015.
Trên cơ sở phân tích các yếu tố tác động đến CPI tháng 5/2015 tăng cao nhất kể từ đầu năm 2015 đến nay, Cục Quản lý giá (BTC) cho rằng, nhóm các hàng hóa tác động đến CPI của tháng 6 sẽ tương tự tháng 5 do nhóm hàng hóa phục vụ nhu cầu mùa nóng; nhu cầu du lịch và tác động do giá xăng dầu tăng, do đó dự đoán CPI sẽ tăng không cao.
Trước đó, theo công bố của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5 của cả nước tăng 0,16% so với tháng trước; tăng 0,95% so cùng kỳ năm trước; tăng 0,2% so với tháng 12 năm trước. CPI bình quân năm tháng đầu năm 2015 so với cùng kỳ năm trước tăng 0,83%.
Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính, có 7 nhóm tăng gồm: Đồ uống và thuốc lá với mức tăng 0,2%; May mặc, mũ nón, giầy dép tăng 0,14%; Nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 1,27%; Thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,13%; Giao thông tăng 1,02%; Văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,39%; Nhóm Hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,17%. Chỉ số giá các nhóm Thuốc và dịch vụ y tế, Bưu chính viễn thông, Giáo dục hầu như không tăng. Chỉ số giá nhóm Hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,22%.
Theo đánh giá của Tổng cục Thống kê, CPI tháng 5 năm 2015 tăng chủ yếu do giá xăng dầu được điều chỉnh vào ngày 05/5/2015: giá xăng tăng 1.950đ/lít (tăng 11%); giá dầu Diezel giữ nguyên, theo chu kỳ tính CPI giá xăng dầu tăng mới chỉ góp phần tăng CPI chung của tháng 5 khoảng 0,08%. Bên cạnh đó, giá điện tăng 7,5% kể từ ngày 16/5 cũng tiếp tục tác động vào CPI tháng 5. Cùng với tác động của việc tăng giá điện ngày 16/3, tác động của tăng tiêu thụ điện do thời tiết nắng nóng đã đóng góp vào mức tăng CPI tháng 5 khoảng 0,11%.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng trong nước ngày 24/12/2024: Vàng nhẫn, vàng miếng SJC đồng loạt giảm
Giá vàng thế giới ngày 24/12/2024: Giảm nhẹ khi nhà đầu tư chờ động thái từ Fed
Triết lý “đô thị vị nhân sinh” dẫn lối hành trình kiến tạo đô thị bền vững tại The Global City
Những dấu ấn nổi bật ngành công thương năm 2024
Giá heo hơi ngày 24/12/2024: Lập đỉnh mới tại miền Bắc, cả ba miền tiếp tục tăng
Giá ngoại tệ ngày 24/12/2024: Đồng USD và NDT tiếp tục xu hướng giảm