Quốc tế

EU trừng phạt, Nga phản đòn bằng chính sách xoay trục về phía Đông

(DNVN) - Trong bối cảnh tình hình kinh tế vĩ mô xấu đi, các biện pháp trừng phạt từ các nước phương Tây và cấm vận trả đũa, Nga đã phản đòn bằng chính sách xoay trục về phía Đông.

Trong dự báo của mình, Bộ Phát triển kinh tế cho biết rằng kim ngạch xuất khẩu của Nga trong năm vừa qua giảm 31%, còn 343,4 tỷ đô la, trong khi đó nhập khẩu giảm 36%, ở mức 197,2 tỷ đô la. Trong cấu trúc địa lý của ngoại thương Nga, bất chấp cấm vận lẫn nhau, Liên minh châu Âu (EU) tiếp tục chiếm vị trí đầu tiên, thị phần doanh thu khu vực này từ tháng 1-10/2015 chiếm khoảng 45% so với khoảng 49% cùng kỳ năm ngoái.

Nga sẽ tiếp tục chính sách xoay trục về phía Đông, từng được bắt đầu từ năm 2014

Đối tác thương mại nước ngoài lớn thứ hai của Nga là các quốc gia Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), có thị phần tăng lên 27,9%. Về lâu dài, Bộ Phát triển kinh tế Nga hy vọng rằng thị phần các nước châu Á-Thái Bình Dương (bao gồm cả Ấn Độ) trong kim ngạch ngoại thương của Liên bang Nga sẽ vượt quá 40%.

Trong năm 2015, Nga tiếp tục tích cực làm mọi việc để lập ra khu thương mại tự do trong định dạng của Liên minh Kinh tế Á Âu (EAEU).  Hiện nay đang có khoảng 40 quốc gia đang quan tâm đến việc lập khu thương mại tự do với Liên minh Kinh tế Á-Âu. Trong năm 2016, có thể bắt đầu đàm phán về FTA với Ai Cập, Israel.

Nhóm nghiên cứu chung với Iran và Ấn Độ đã hoạt động. Thể hiện sự quan tâm thành lập FTA với EAEU còn có các nước như Indonesia, Campuchia, Thái Lan, Hàn Quốc. Nga sẵn sàng thảo luận việc thành lập khu vực thương mại tự do với Nhật Bản và đã bắt đầu tham vấn về vấn đề này với Singapore.

Singapore, Nhật Bản, Việt Nam, Malaysia là thành viên Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP, được thành lập năm ngoái. Bình luận về sự ra đời của liên kết, Tổng thống Mỹ Barack Obama nói rằng quan hệ đối tác này là phản ứng đối trước ảnh hưởng kinh tế ngày càng tăng của Trung Quốc, và TPP sẽ đối phó với điều này.

Tổng thống Nga Vladimir Putin ghi nhận rằng việc thành lập TPP là có lợi cho khu vực châu Á Thái bình Dương, nhưng tính chất bí mật trong đàm phán "sẽ khó giúp khu vực này phát triển bền vững." Một trong những phản ứng của Nga đối với TPP là tạo ra không gian kinh tế chung từ Thượng Hải đến Kaliningrad với Trung Quốc và một số quốc gia khác.

 

Đó là về việc lập ra hành lang thương mại vận chuyển trực tiếp hàng hóa từ Đông sang Tây với các điều kiện ưu đãi. Trong năm 2015, dự án chung đã được khởi xướng và đã bắt đầu những khoản đầu tư đầu tiên.

Chủ đề thanh toán bằng đồng tiền quốc gia với các nước khác cũng là nét chủ đạo của năm 2015. Ngay từ tháng Giêng, các nhà chức trách Nga đã bắt đầu nói về sự cần thiết phải mở rộng khu vực thanh khoản bằng đồng tiền quốc gia với Trung Quốc. Thảo luận về việc chuyển sang thanh toán bằng đồng tiền quốc gia cũng được thực hiện với Việt Nam, Ai Cập, Iran, Thái Lan, Indonesia và một số nước khác.

Chính quyền Nga thể hiện sự đảo chiều của Nga về phía Đông không bằng lời nói mà bằng hành động. Đầu tháng 12, trong thông điệp gửi Quốc hội Liên bang, Tổng thống Putin đề xuất các đồng nghiệp trong Liên minh Kinh tế Á-Âu bắt đầu tham vấn với các thành viên SCO và ASEAN về việc thành lập quan hệ đối tác kinh tế chung tiềm năng. Trước ngày 01 tháng 6 năm 2016, Nội các Nga có nhiệm vụ chuẩn bị báo cáo tiến hành tham vấn với SCO và ASEAN về vấn đề hợp tác kinh tế.

Theo kết quả thăm dò dư luận xã hội, người dân Nga hỗ trợ mạnh mẽ chính sách xoay trục về phía Đông của Liên bang Nga — khoảng 59% người Nga tán thành phương hướng này. Đồng thời, khoảng 70% người Nga cho rằng sự hợp tác tích cực hơn giữa Nga và các nước châu Á sẽ mang lại cho đất nước nhiều "điểm cộng" hơn là "điểm trừ".

Người đứng đầu Ủy ban quốc tế của Hội đồng Liên bang, ông Konstantin Kosachev cho biết rằng chính sách xoay trục về phía Đông của Liên bang Nga không phải là biện pháp tạm thời, mà là sự lựa chọn có ý thức. "Tôi thường được hỏi rằng, liệu sự đảo chiều này có phải là biện pháp cần thiết tạm thời, một phản ứng đối với thực tế là hiện nay chúng tôi đang gặp khó khăn trong quan hệ với phương Tây hay không. Câu trả lời của tôi là "không", đây không phải là một hiện tượng nhất thời, mà là sự lựa chọn có ý thức của chúng tôi. Chúng tôi hoàn toàn nhận thức được rằng, châu Á hiện nay là khu vực phát triển nhanh nhất trên thế giới, "- ông Kosachev nói. 

 

Nên đọc
Tùng Bách (Theo RT)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo