Phân tích

Gia nhập TPP, kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 6,1 tỷ USD

(DNVN) - Theo dự báo của nhóm nghiên cứu VEPR, GDP Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng 5,4%; tương đương 6,1 tỷ USD khi gia nhập Hiệp định đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP)

Tại hội thảo “Đánh giá tác động của Hiệp định đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) đến Việt Nam: Các tác động vĩ mô và trường hợp ngành chăn nuôi” do Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) tổ chức sáng 3/8, các chuyên gia tham dự đã chia sẻ những tác động của các hiệp định này đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành chăn nuôi nói riêng. Báo Vneconomy thông tin.

 

Việt Nam sẽ tăng trưởng 6,1 tỷ USD khi gia nhập TPP.
Việt Nam sẽ tăng trưởng 6,1 tỷ USD khi gia nhập TPP.

TS. Nguyễn Đức Thành - Viện trưởng VEPR cho biết, hội nhập luôn mang lại cả cơ hội và thách thức cho các nước tham gia và ảnh hưởng gián tiếp tới cả những nước không tham gia. Quá trình hội nhập sẽ ảnh hưởng sâu rộng đến tất cả các lĩnh vực của toàn bộ nền kinh tế.

Trong quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước thành viên TPP, xuất khẩu liên tục tăng nhanh; hiện ở mức 38-39% tổng kim ngạch xuất khẩu. Đặc biệt, Mỹ và Nhật hiện là 2 thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam trong TPP.

Ngược lại, tỷ trọng nhập khẩu của Việt Nam từ TPP cũng đang giảm dần (23% tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2014); thay vào đó là nhập khẩu từ Trung Quốc (29,6%).

Các bộ trưởng thương mại tham gia đàm phán TPP ngày 31/7 chụp ảnh chung - Ảnh: New York Times.
Các bộ trưởng thương mại tham gia đàm phán TPP ngày 31/7 chụp ảnh chung - Ảnh: New York Times.

Theo TS. Nguyễn Đức Thành, khi tham gia cả 2 khối TPP và AEC, Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng GDP lớn nhất tính theo % trong hầu hết các kịch bản. Tuy nhiên, tác động của AEC là nhỏ và không đáng kể so với TPP. Tương tự như GDP, hầu hết các nước tham gia TPP hoặc AEC đều cho thấy mức tăng phúc lợi kinh tế sau khi có hiệu lực.

 

Theo dự báo của nhóm nghiên cứu VEPR, Việt Nam sẽ đạt mức tăng % GDP lớn nhất (5,4%); tương đương 6,1 tỷ USD. Trong khi đó, Nhật Bản là nước có lợi nhất với mức tăng lên tới 18,7 tỷ USD. Trong nhóm các nước không tham gia TPP, đặc biệt là Trung Quốc sẽ bị giảm tương đối trong phúc lợi kinh tế.

“Trong trường hợp cả TPP và AEC có hiệu lực, thu ngân sách từ thuế sẽ giảm khoảng 1,9 tỷ USD; trong đó giảm chủ yếu từ thế nhập khẩu. Mức sụt giảm lớn nhất trong các nhóm ngành dầu khí, hóa chất, kim loại và nhóm thực phẩm chế biến…” – báo cáo của nhóm tác giả VEPR nhận định.

Tuy nhiên, khi gia nhập TPP, Việt Nam cũng buộc phải hứng chịu sự sụt giảm của một số ngành. Về cấu trúc nền kinh tế, Việt Nam sẽ chứng kiến sự thu hẹp của các ngành kém lợi thế hoặc lợi thế đang suy giảm như thịt lợn, gà, sữa, lâm nghiệp, sản phẩm gỗ, khai khoáng, công nghiệp. Bizlive thông tin.

Nguyên nhân của sự sụt giảm theo nhóm chuyên gia VEPR có thể do sản xuất trong nước giảm ở một loạt cách ngành do cạnh tranh từ nước ngoài, cạnh tranh về nguồn lực sản xuất trong nước giảm ở một loạt các ngành do cạnh tranh từ nước ngoài, cạnh tranh về nguồn lực sản xuất và do sự dịch chuyển thị trường xuất khẩu từ ngoài TPP vào TPP.

Tuy nhiên, nhóm chuyên gia cũng cảnh báo đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài tăng mạnh đây vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với Việt Nam trong việc sử dụng hiệu quả dòng vốn FDI.

 

"Việc cải cách hành chính, chính sách đầu tư, phát triển các ngành phụ trợ chẳng hạn xây dựng cơ sở hạ tầng, dịch vụ, hàng hoá trung gian, công nghiệp chế biến nhằm tận dụng những lợi ích mà TPP mang lại.

Ngọc Huệ (T/H)
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo