Giao dịch bùng nổ, VN- Index tăng gần 7 điểm đạt mốc 598
Tin tức trên báo Đầu tư chứng khoán, bước vào đầu phiên chiều, tâm lý thăm dò khiến giao dịch thận trọng, thị trường tiếp tục thử thách tại ngưỡng cản trên. Sau hơn 30 phút giằng co, lực cầu tăng mạnh giúp nhiều mã lớn bé bật tăng mạnh, chỉ số VN-Index vươn lên mức cao nhất trong ngày. Tuy nhiên, việc thiếu thông tin hỗ trợ tích cực khiến đà tăng chưa đủ mạnh để giúp chỉ số này tiếp cận ngưỡng kháng cự mới 600 điểm.
Thanh khoản thị trường cải thiện tích cực với tổng giá trị giao dịch trên cả hai sàn đạt hơn 3.800 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận có đóng góp khá tích cực với 12,13 triệu cổ phiếu VIC, trị giá 629,23 tỷ đồng và 22,63 triệu cổ phiếu VSH, trị giá 328,09 tỷ đồng.
Đóng cửa, sàn HOSE có 116 mã tăng và 102 mã giảm, chỉ số Vn-Index tăng 6,9 điểm (+1,17%) lên 598,48 điểm với tổng khối lượng giao dịch đạt 176,65 triệu đơn vị, trị giá 3.266,39 tỷ đồng. VN30-Index tăng 7,11 điểm lên 601,27 điểm khi có tới 18 mã tăng và 5 mã giảm.
Trong khi đó, trên sàn HNX diễn biến tỏ ra khá cân bằng. Toàn sàn có 101 mã giảm và 98 mã tăng, trong đó nhóm HNX30 có 7 mã tăng/10 mã giảm. Chỉ số HNX-Index tăng 0,09 điểm (+0,12%) lên 81,01 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 49,78 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị 603,61 tỷ đồng.
Nhóm cổ phiếu bluechip vẫn là các trụ kéo chính giúp Vn-Index nới rộng đà tăng điểm. Trong đó, BVH tăng hết biên độ 6,25% lên mức giá trần 59.500 đồng/CP, VCB và HSG cùng lên lên mức giá cao nhất trong ngày với mức tăng tương ứng 2,83% và 4,31%, VIC duy trì mức tăng 2,86%, GAS đảo chiều tăng mạnh 2,6%...
Tại ĐHCĐ diễn ra chiều nay, Vietinbank dù với công bố lãi 7.345 tỷ đồng nhưng không thực hiện chia cổ tức năm 2015 nhằm bổ sung nguồn vốn tự có, nâng cao năng lực tài chính, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng phù hợp với chiến lược phát triển của Ngân hàng. Chốt phiên, CTG đã giảm 1,17% xuống 16.900 đồng/CP và khớp 0,64 triệu đơn vị.
Ngoài CTG, các cổ phiếu khác trong nhóm ngân hàng cũng diễn biến không mấy tích cực ngoại trừ điểm sáng VCB. Cụ thể, STB, BID và SHB cũng giao dịch trong sắc đỏ, MBB, ACB và EIB đang đứng giá tham chiếu.
Thông tin được chấp thuận tăng vốn thêm hơn 1.796 tỷ đồng lên trên 7.000 tỷ đồng tiếp tục tạo sức hút cho FLC. Lực cầu gia tăng mạnh khiến bên bán trống sàn trong khi tình trạng dư mua trần chất đống hơn 7,1 triệu đơn vị, FLC vẫn duy trì sắc tím với mức tăng 6,25%. FLC duy trì vị trí vua thanh khoản với 18,83 triệu đơn vịu được chuyển nhượng.
Trong khi đó, kết thúc phiên giao dịch sáng 26/4, VN-Index tăng 4,26 điểm (+0,72%), đứng ở mức 595,84 điểm với tổng khối lượng giao dịch đạt 101,48 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị 1.620,54 tỷ đồng. Báo Thời báo Ngân hàng thông tin.
Giao dịch thỏa thuận đạt 29,94 triệu đơn vị, trị giá 504,9 tỷ đồng với sự đóng góp lớn từ 22,63 triệu cổ phiếu VSH, trị giá 328,09 tỷ đồng.
Áp lực bán khiến sắc đỏ chiếm áp đảo trên sàn HNX với 106 mã giảm và 66 mã tăng, chỉ số HNX-Index giảm 0,09 điểm (-0,11%) xuống 80,82 điểm.
Nhóm HNX30 chỉ có 4 mã tăng và 15 mã giảm, HNX30-Index giảm 0,46 điểm xuống 142,91 điểm. Thanh khoản giảm đáng kể so với phiên sáng qua với tổng khối lượng giao dịch cả sàn đạt 26,81 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị 309,32 tỷ đồng.
Trong khi “ông lớn” VNM giao động nhẹ trên mức giá tham chiếu và đóng cửa không có biến động giá thì các trụ cột khác đều nới rộng đà tăng, cụ thể, VIC tăng 2,86%, VCB tăng 1,53%, BVH tăng 2,68%, HSG tăng 2,39%.
Dù vẫn chịu áp lực bán mạnh nhưng FLC đã có được sắc tím ở cuối phiên với mức tăng 6,25% và thanh khoản vẫn dẫn đầu thị trường đạt 8,98 triệu đơn vị. Trong khi KLF vẫn giữ mức giá 3.600 đồng/CP và khớp 3,42 triệu đơn vị. Một số cổ phiếu đáng chú ý khác như AAA, sau 4 phiên tăng trần đã đang đánh mất hết thành quả khi liên tiếp giảm sàn 5 phiên. Tình trạng bên mua vắng bóng trong khi lực bán mạnh khiến ATA tiếp tục dư cung lớn với dư bán sàn 1,28 triệu đơn vị, khối lượng khớp chỉ 6.270 đơn vị.
Trong khi TMT được BSC khuyến nghị mua vào đứng giá tham chiếu thì các cổ phiếu khác trong nhóm ô tô lại đang tăng khá tích cực như HAX tiếp tục có phiên tăng trần thứ 2 với mức tăng 6,7% , HTL tăng 5,3%, PTB tăng 1,9%, SVC tăng 4,1%.
Trái lại, ở nhóm cổ phiếu ngành thép, trong khi hầu hết các các mã đều hạ nhiệt, thậm chí POM đảo chiều giảm điểm sau 3 phiên tăng mạnh trước đó thì TLH tiếp tục có phiên tăng trần thứ 2. Với mức tăng 6,1%, TLH đứng ở mức giá 8.700 đồng/CP và khớp 1,21 triệu đơn vị.
End of content
Không có tin nào tiếp theo