Góc nhìn

Lãnh đạo tỉnh Cà Mau lên tiếng vụ việc: “Doanh nghiệp “kêu cứu” nguy cơ chết yểu vì phải nộp thuế oan 26 tỉ đồng do lỗi của Bộ TN&MT?"

DNVN - Trước việc Công ty TNHH Thương mại-Dịch vụ-Du lịch Công Lý (gọi tắt là Công ty Công Lý, trụ sở đặt tại đường Nguyễn Tất Thành, phường 8, TP.Cà Mau) và Chủ tịch UBND tỉnh liên tục kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), Bộ tài chính xem xét miễn, giảm tiền thuế sử dụng khu vực mặt biển nhưng đến nay vẫn chưa được xem xét. .

Cà Mau: Doanh nghiệp “kêu cứu” nguy cơ chết yểu vì phải nộp thuế oan 26 tỉ đồng do lỗi của Bộ TN&MT? / Cần Thơ (bài 1): Vì sao DN Khoa học – Công nghệ lại không được hỗ trợ lãi suất theo quy định?


Ngày 29/5/2021, Tạp chí Doanh nghiệp Việt nam đăng bài "Cà Mau: Doanh nghiệp “kêu cứu” nguy cơ chết yểu vì phải nộp thuế oan 26 tỉ đồng do lỗi của Bộ TN&MT?". Nội dung bài báo phản ánh: Gần 5 năm qua, công ty và lãnh đạo địa phương đã nhiều lẩn kiến nghị giải quyết những bất hợp lý nhưng không được xem xét. Trong thời gian khiếu nại, công ty buộc nộp thuế hơn 10 tỷ đồng để tránh những thông báo nợ thuế. Và lãnh đạo tỉnh Cà Mau tiếp tục lên tiếng về vụ việc này để hỗ trợ doanh nghiệp phát triển - đó cũng là chủ chương của Đảng và Nhà nước về phát triển doanh nghiệp.

Doanh nghiệp đã bỏ ra hàng trăm tỷ đồng để đầu tư Dự án

Dự án Nhà máy điện gió Khu Du lịch Khai Long-Cà Mau có quy mô 100MW gồm xây dựng 50 móng trụ turbine gió trên biển, bằng bêtông cốt thép bền sunphát trên hệ cọc đài cao có đường kính 800, xây dựng 27km cầu dẫn cáp bêtông cốt thép trên biển để đấu nối các turbine gió, các hạng mục khu điều hành như: Nhà văn phòng Ban quản lý dự án, nhà điều hành, nhà nghỉ công nhân. Về hệ thống hạ tầng điện: Xây dựng 01 trạm biến áp 22/110kV, 50 trạm biến áp 0.69/22kV trên các móng trụ, đường dây 22kV chiều dài 2.6km và hệ thống cáp ngầm đi trên cầu dẫn chiều dài 62km để đấu nối và dẫn điện các turbine. Tổng số vốn đầu tư hơn 5.500 tỷ đồng. Khoảng cuối năm 2016, Công ty Công Lý được Bộ TN&MT giao dự án và cho thuê khu mặt biển thì công ty thực hiện đúng theo tiến độ.

Đến năm 2018, Công ty Công Lý đầu tư gần 50 tỷ đồng xây dựng Trạm biến áp 110KV, Khu làm việc Ban Quản lý dự án và đường giao thông đấu nối. Lúc bấy giờ, sạt lở ở khu vực giao dự án có chiều hướng gia tăng, công ty tự bỏ tiền đầu tư bờ kè đê biển hơn 70 tỷ đồng để chống sạt lở. Ông Dân bức xúc nói: “Chúng tôi yêu cầu xem xét lại tiền thuế không phải chúng tôi không có khả năng thanh toán nhưng không hợp lý. Chúng tôi không được sử dụng diện tích mặt nước biển bởi chưa kiểm tra thực địa, chưa cắm cột mốc nhưng buộc phải nộp thuế thì oan quá. Công ty nhiều lần yêu cầu kiểm tra thực địa, bàn giao cắm mốc khu vực cho thuê để thực hiện dự án nhưng không được xem xét. Thiệt hại của công ty ai chịu trách nhiệm”. Ông Dân nói!


Háng chục đơn "kêu cứu " của DN và Kiến nghị của UBND tỉnh Cà Mau

Hàng chục đơn "kêu cứu " của DN và Kiến nghị của UBND tỉnh Cà Mau

Sau 5 năm khiếu nại, “kêu oan” vì buộc phải nộp khoản thuế hơn 26 tỉ đồng với diện tích mặt biển mà công ty chưa được sử dụng. Ông Tô Hoài Dân, Tổng giám đốc Công ty Công Lý bức xúc trước cách giải quyết “khó hiểu” của các cơ quan chức năng. “Lãnh đạo bộ, ban ngành Trung ương đã phát hiện nhiều bất cập gây thiệt thòi cho doanh nghiệp, nhưng chưa kịp sửa đổi. Trong khi, nhà đầu tư gặp khó khăn lại càng khó hơn khi bị thuế oan. "Thử hỏi mình thuê mặt biển để xây dựng dự án, vì vướng mắc thủ tục từ Bộ TN&MT, mình chưa được bàn giao mặt bằng để triển khai dự án, nhưng buộc phải đóng thuế phần thuê mặt biển trên, phải chi ít không nói, số tiền lên đến hàng chục tỷ đồng?!", ông Dân bức xúc cho biết.

Lãnh đạo UBND tỉnh Cà Mau lên tiếng

Trước hàng loạt yêu cầu của Công ty Công Lý, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã có nhiều văn bản kiến nghị, Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà, sau đó BTN&MT có báo cáo gởi Thủ tướng Chính phủ. Báo cáo số 80/BC-BTNMT ngày 14/9/2018 của Bộ trưởng Bộ TN&MT gởi Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Trần Hồng Hà xác định : ''Công ty Công Lý chưa thực hiện việc khai thác, sử dụng khu vực biển 1.968,8 ha biển vào mục đích khai thác năng lượng gió và không sử dụng vào mục đích khác...''. Công ty Công Lý và UBND tỉnh Cà Mau đã nhiều lần có văn bản gửi Bộ TN&MT, Bộ Tài chính và Thủ tướng Chính phủ đề nghị miễn, giảm tiền sử dụng khu vực biển. Tuy nhiên, Nghị định số 51/2014/NĐ-CP và Thông tư liên tịch số 198/2015/TTLT-BTC-BTNMT chưa có quy định việc miễn, giảm tiền sử dụng khu vực biển. Đây cũng là điểm hạn chế, bất cập, thiếu đồng bộ, thống nhất với các quy định của pháp luật đầu tư, đất đai, bảo vệ môi trường cần nghiên cứu sửa đổi trong thời gian tới ’’. Và mới đây, ngày 12/3/2021, tại buổi làm việc với UBND tỉnh Cà Mau, Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân lại nhắc nhở Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cần đôn đốc Công ty Công Lý nộp đủ tiền thuê và tiền chậm nộp đối với diện tích khu vực biển đã được giao’’. Trong khi Bộ trưởng Bộ TN&MT xác định thiệt thòi của Công ty Công Lý trong việc thực hiện Dự án và đang tìm hướng kiến nghị giải quyết cho doanh nghiệp.

Địa phương khó kêu gọi đầu tư

Trao đổi với Phóng viên DNVN, lãnh đạo UBND tỉnh Cà Mau cho rằng, Bộ TN&MT không xem xét yêu cầu của Công ty Công Lý làm cho địa phương khó xử. "Cà Mau là tỉnh nghèo. Việc kêu gọi nhà đầu tư hết sức khó khăn. Không phải tỉnh chiếu cố cho công ty nhưng yêu cầu của công ty là chính đáng. Đến nay, tỉnh chưa nhận được giải quyết thoả đáng đối với những yêu cầu trên’’, lãnh đạo tỉnh xác nhận. Trong năm qua, khi Cục thuế tỉnh Cà Mau thông báo Công ty Công Lý nợ thuế, UBND tỉnh có nhiều văn bản đề nghị xem xét quyền lợi chính đáng cho doanh nghiệp nhưng vẫn giậm chân tại chỗ. Cụ thể, ngày 15/9/2017, ông Lê Văn Sử, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau có văn bản số 7252 gởi Bộ TN&MT, Bộ Tài chính. Văn bản trên ghi rõ, ‘’Dự án điện gió Khu du lịch Khai Long - Cà Mau là dự án năng lượng sạch, năng lượng tái tạo nằm trong danh mục đặc biệt ưu đãi đầu tư trên địa bàn kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn thì được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước ‘’. Tuy nhiên, theo Thông tư liên tịch số 198/2015/TTLT-BTC-BTNMT ngày 7-12-2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ TN&MT thì nhà đầu tư phải nộp tiền sử dụng khu vực biển. Thực tế hiện nay "Công ty Công Lý không khai thác, sử dụng tài nguyên mặt biển… UBND tỉnh Cà Mau kính trình Bộ Tài chính, Bộ TN&MT miễn thu tiền sử dụng khu vực biển trong suốt vòng đời dự án để thực hiện chính sách nhất quán ưu đãi đầu tư, khuyến khích doanh nghiệp yên tâm đầu tư trên dịa bàn tỉnh", Văn bản ghi rõ.

Sau đó, ngày 24/7/2020, Công ty Công Lý liên tục bị Cục thuế tỉnh Cà Mau ra văn bản hối thúc việc thanh toán thuế oan hàng chục tỷ đồng, ông Lê Văn Sử, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã có báo cáo đề nghị Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam xem xét tham mưu cho Bộ TN&MT phối hợp với các Bộ Tài chính, bộ, các ngành có hữu quan có hướng dẫn rõ việc thu tiền sử dụng khu vực biển đối với Dự án Điện gió Khu du lịch Khai Long - Cà Mau. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau lưu ý phải xét đến yếu tố khách quan như: Có quyết định giao nhưng thực tế Công ty Công Lý chưa khai thác sử dụng khu vực biển. Và cho đến nay, thuế mà công ty nhận nợ oan tăng lên hơn 26 tỷ đồng. Và những bất hợp lý trên của Công ty Công Lý đã được Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà thừa nhận.


Mai Trâm
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo