Hà Nội: Ăn tiết canh lợn, 2 bệnh nhân nguy kịch
Theo tin tức trên báo Dân trí, bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết, bệnh nhân Nguyễn Tuấn H (nam, 36 tuổi, Mỹ Đức, Hà Nội) nhập viện cấp cứu vào đêm ngày 3/6 trong tình trạng sốt cao, đau đầu, đi ngoài phân lỏng,
Trước đó, anh được người nhà đưa vào Bệnh viện huyện Mỹ Đức, chẩn đoán sốc nhiễm trùng nghi do liên cầu lợn. Các bác sĩ đã cho bệnh nhân H lọc máu, thở máy và dùng các biện pháp hồi sức tích cực nhưng tiên lượng vẫn nguy kịch. Được biết, anh H. làm nghề bán thịt lợn, nghiện rượu và thường xuyên ăn tiết canh.
Bệnh viện cũng tiếp nhận bệnh nhân Vũ Quang M. (quận Hoàng Mai, TP.Hà Nội) bị nhiễm liên cầu khuẩn lợn. Được biết bệnh nhân nhập viện trong tình trạng sốc nhiễm trùng, hôn mê, toàn thân có nhiều mảng hoại tử. Dù đã được điều trị nửa tháng nhưng bệnh nhân vẫn trong tình trạng nguy kịch. Theo người nhà bệnh nhân, trước khi nhập viện ông M có ăn tiết canh lợn và uống rượu. Sau đó, ông có biểu hiện sốt, khó thở...nhưng nghĩ là bị ốm thông thường nên không tới bệnh viện và chỉ nhập viện khi xuất hiện các ban hoại tử trên da.
Thống kê của chương trình quản lý kháng sinh (AMS) của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho thấy, gần 70% số ca viêm màng não mủ trong năm 2014 là do liên cầu lợn gây ra.
Liên cầu lợn là vi khuẩn có thể có trong hầu, họng, da, đường tiêu hóa và sinh dục của một số lợn lành, thường gặp hơn ở lợn bệnh (trong các vụ dịch lợn tai xanh). Thói quen ăn tiết canh hay những món chưa nấu chín như lòng, tràng luộc tái có thể khiến người ăn nhiễm liên cầu lợn, đặc biệt ở những cơ địa suy giảm sức đề kháng như người nghiện rượu, xơ gan, đái đường.
Bác sĩ Cấp cho biết, vi khuẩn gây bệnh liên cầu cư trú trong đường hô hấp, đường tiêu hóa...của lợn. Vì thế để phòng bệnh, người dân cần nâng cao ý thức bằng cách không nên giết mổ lợn ốm chết, không xử lý sản phẩm sống từ lợn với tay trần, nhất là có vết thương ở tay. Rửa tay sạch sau khi chế biến. Không ăn lợn bệnh, thịt lợn sống, tiết canh, nội tạng lợn chưa nấu chín và đặc biệt không ăn thịt lợn ốm, chết. Trong bất cứ trường hợp tiếp xúc với lợn ốm, chăm sóc, nuôi hoặc giết mổ, tiêu hủy thì nên có các phương tiện phòng hộ.
Thời gian ủ bệnh ngắn, chỉ từ vài giờ đến 3 ngày. Khi sốt cao (40-41 độ C), xuất hiện các mảng xuất huyết hoại tử dưới da, tiêu chảy, cứng cổ..., có thể khó thở, người dân nên đến bệnh viện sớm, tránh nguy cơ tử vong.
Liên quan đến vụ việc, báo Dân Trí đưa tin, theo thống kê của chương trình quản lý kháng sinh (AMS) của BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho thấy gần 70% số ca viêm màng não mủ trong năm 2014 là do liên cầu lợn gây ra. Vì thế, các bác sĩ khuyến cáo người dân từ bỏ món tiết canh tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ cho sức khỏe.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Kinh tế Việt Nam phục hồi tích cực, kỳ vọng tăng trưởng mạnh
Đà Nẵng: Hai dự án liên quan cảng Liên Chiểu hoàn thành 100% kế hoạch vốn năm 2024
10 sự kiện nổi bật của Việt Nam năm 2024 do TTXVN bình chọn
Công bố 10 sự kiện công nghệ thông tin - truyền thông tiêu biểu năm 2024
Nhật Bản hỗ trợ Đà Nẵng thúc đẩy tiết kiệm năng lượng cho người dân
Đề xuất hoãn xuất cảnh đối với người nợ thuế quá hạn từ 50 triệu đồng trở lên