Hà Nội: Bà mẹ 48 tuổi đẻ 14 đứa con, gọi tên con theo số
Tin tức trên báo Thanh niên, tìm đến nhà bà Đặng Thị Hải, xóm Cổ Bản, P. Đông Mai, Hà Đông, Hà Nội khiến nhiều ngườii không khỏi ngỡ ngàng khi đập vào mắt là cảnh tượng những đứa trẻ nheo nhóc, nô đùa, la hét như đang trong một nhà giữ trẻ. Mỗi đứa trẻ đều có tên riêng nhưng để dễ nhớ, bà Hải gọi tên các con theo số thứ tự 6,7,8,9,10…
Căn nhà của bà Hải chỉ vẻn vẹn khoảng 30 m2, lọt thỏm giữa những ngôi nhà cao tầng, với 17 người sinh sống, gồm cả đàn con bà Hải và các cháu nội, ngoại của bà. Con lớn nhất của bà Hải 27 tuổi, con út thì mới lên 3.
Tính trung bình, cứ 2 năm người đàn bà mẹ 48 tuổi ấy lại sinh đẻ một lần, cũng có những đứa trẻ chỉ cách nhau có 1 năm. Điều đặc biệt là tất cả 14 đứa con, 8 trai, 6 gái bà đều không sinh tại cơ sở y tế mà chỉ sinh ở nhà. Thậm chí người con trai đầu bà còn đẻ rơi, khi đang đi chợ ở P.Mỗ Lao, 2 con út đẻ rơi ngoài đồng, bà Hải tự tay cắt rốn cho con rồi mới ẵm về nhà.
Bà Hải kể: “Tôi vẫn nhớ như in cái năm mà tôi sinh đứa con thứ 2 và cũng là đứa con trai lớn nhất nhà. Chỉ đến khi bụng to đùng tôi mới biết là mình chửa, nên không đi khám xét gì, cũng chẳng biết là bao giờ thì sinh.
Hôm đó tôi đang đi chợ thì đau bụng quằn quại nên đẻ ngay ở chợ và được người dân quanh đó đỡ đẻ giúp. Tôi cắt rốn cho con ngay ở chợ và về thẳng nhà chứ cũng không đến bệnh viện gì cả…”.
Khi hỏi là biết đông con thì càng khó khăn, sao bà vẫn đẻ tiếp không ngừng, bà Hải đáp: “Nhà thì nghèo, tôi suốt ngày phải tất bật vì kế sinh nhai nên cũng chẳng có thời gian để ý đến chuyện kế hoạch sinh đẻ gì. Đến khi bụng to đùng, sắp đẻ rồi mới biết là mình có bầu.
Nếu bỏ sẽ mang tội, nên tôi cứ vậy mà đẻ thôi. Được cái tôi cũng dễ đẻ nên vèo cái 14 đứa con đã chào đời. Nhưng nay chỉ còn 13 đứa vì con gái út qua đời năm 2015 do bệnh tật”.
Nỗi đau sinh nở dường như đã làm thay đổi quá nhanh thể lực của bà Hải. Mới 48 tuổi mà nhìn bên ngoài, bà như đã ngấp nghé 60. Những nếp nhăn hằn rõ trên khuôn mặt, tóc đã bạc gần hết và tay chân gân guốc, gầy yếu. Báo Trí thức trẻ thông tin.
Bà Hải kể, thời gian trước bà bị bệnh nặng, không đi lại được. Trong suy nghĩ của người phụ nữ ấy, lúc nào cũng chỉ canh cánh nỗi lo không thể chăm sóc cho tất cả các con đến khi chúng thật sự trưởng thành.
Đông con, đói nghèo và bệnh tật... tất cả những điều được xem là tồi tệ ấy đều cùng lúc đổ ập lên gia đình bà Hải. Cảnh nheo nhóc cứ kéo dài từ đời bà sang đời các con. 6 người con đầu của bà đều đã sớm lập gia đình.
Người con gái đầu sinh năm 1989, sau khi ly hôn chồng đã bỏ lại cho bà chăm nuôi một cô cháu gái nhỏ. Hai cậu con trai lớn đã lấy vợ sớm, trong đó con trai cả, vì sức khỏe yếu đuối nên vẫn phải cậy nhờ bà Hải đủ bề. Cậu con trai thứ cũng đã lập gia đình và sinh được 2 cháu. Cháu nội chỉ kém con út của bà vài tháng.
Bà Hải cho biết, mới đây, gia đình của con trai bà đã dọn ra ở riêng. Còn trước đó, hơn 20 con người gồm cả con trai, con dâu và cháu nội, ngoại đều ở chung với bà. Đông con, cháu nên người lạ mỗi khi đi qua, thường lầm tưởng đây là một nơi chuyên được thuê để... trông trẻ.
Sinh con đã khó và việc nuôi dạy con nên người càng khó hơn. Đông con và nền tảng gia đình cả 2 bên nội ngoại đều khó khăn khiến cuộc sống của nhà bà Hải cực kỳ bần cùng. Làng Cồ Bản vốn là mảnh đất buôn bán sắt, thép có tiếng. Các hộ gia đình ở đây đều rất khá giả, duy chỉ có bà Hải và các con là phải chạy ăn từng bữa.
Các con lớn của bà Hải đều đi làm thuê, làm mướn, ai thuê việc gì thì làm việc đó. Từ người con thứ 8 trở về sau đều đang đi học, không đủ sức lao động, mỗi lúc rảnh rỗi chỉ biết bắt cua, bắt tép, kiếm cái ăn qua ngày.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Vừa đi xe đạp vừa nghe điện thoại bị phạt bao nhiêu tiền?
Làng Tom Sara Đà Nẵng được trao giải thưởng Du lịch Cộng đồng ASEAN
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự phiên thảo luận 'ASEAN gắn kết để vươn xa'
Thủ tướng yêu cầu bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết và lễ hội xuân
Chủ tịch FPT: Dược phẩm là một trong những ngành sẽ ứng dụng AI nhiều nhất