Hầm xuyên đê 90 tỷ 'chỉ là một phần trong dự án tổng thể'
Ông Phạm Hoàng Tuấn - PGĐ Sở GTVT Hà Nội cho biết, dự án hầm nối từ Chương Dương Độ sang phố Trần Nguyên Hãn với tổng mức đầu tư 90 tỷ đồng là dự án lớn và việc nghiên cứu đầu tư xây dựng chỉ là một phần trong dự án tổng thể mà Sở GTVT đang nghiên cứu dọc tuyến.
Từ hầm vượt đê đến hầm xuyên đê
Ông Phạm Hoàng Tuấn cho biết, tại nút giao Chương Dương nếu làm cầu vượt sẽ không đáp ứng được yêu cầu về mỹ thuật, địa hình... nên thành phố đã quyết định làm hầm xuyên đê.
Theo UBND TP.Hà Nội, việc xây dựng hầm đường bộ có kết hợp đường cho người đi bộ này nhằm tăng cường khả năng khai thác các tuyến đường, tăng hiệu quả sử dụng quỹ đất dôi dư hiện có của phường Chương Dương và Phúc Tân.
Tuyến đường hầm cũng giúp các phương tiện qua lại giữa khu vực trung tâm và ngoài đê được an toàn, hạn chế ùn tắc giao thông, đáp ứng nhu cầu đi lại của người đi bộ và các phương
Nếu được thông qua, dự án sẽ được khởi công xây dựng và hoàn thành vào cuối năm 2015 với tổng mức đầu tư khoảng 90 tỷ đồng từ ngân sách thành phố.
Trước đó, trong báo cáo thẩm định đồ án quy hoạch giao thông thủ đô Hà Nội do Bộ Xây dựng vừa trình Chính phủ, Hà Nội sẽ làm 15 cầu và một hầm vượt sông Hồng nằm khoảng giữa cầu Chương Dương và Vĩnh Tuy để giải quyết nhu cầu giao thông đường bộ.
Theo phương án đề xuất của chủ đầu tư, hầm vượt sông Hồng có chiều dài khoảng 3km tính cả đường nối hai bờ (trong đó chiều dài vượt sông khoảng 1km), 4 làn xe, rộng khoảng 18 - 20m.
Vị trí dự kiến xây dựng tại cuối đường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm (gần Bến xe Lương Yên), vượt sông Hồng, kết nối với mạng lưới giao thông phía quận Long Biên.
Các chuyên gia chỉ ra rằng, chỉ những khu vực không thể làm được cầu mới quyết định làm hầm. Hà Nội làm hầm chỉ vì Hà Nội nhiều tiền hoặc để phục vụ lợi ích của một nhóm người. Chiều 20/12/2013 ông Nguyễn Thịnh Thành, Chánh Văn phòng kiêm người phát ngôn UBND Thành phố Hà Nội cho biết Thành phố Hà Nội chưa chỉ đạo việc nghiên cứu, xây dựng hầm vượt sông Hồng.
4.300 tỷ xây đường Bái Đính - Mỹ Đình cho dân HN đi chùa
Không chỉ đề án xây dựng đường hầm xuyên đê, đường hầm vượt sông Hồng trước đó, Thủ tướng cũng đã đồng tình với việc xây dựng tuyến đường sắt trên cao từ Mỹ Đình tới Bái Đính và giao UBND các địa phương phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải bàn về cơ chế vốn.
Dự án đường cao tốc Mỹ Đình-Bái Đính do Tổng cục Đường bộ Việt Nam làm chủ đầu tư, có chiều dài 91,5 km, được thiết kế theo tiêu chuẩn đường ôtô cấp 2 với 4 làn xe, tốc độ tối đa 100 km/h.
Theo thiết kế, tuyến đường có điểm đầu tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (thuộc xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm, Hà Nội), điểm cuối kết nối với cầu Trường Yên, khu vực Bái Đính (thuộc xã An Sinh, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình).
Chủ đầu tư Tổng cục Đường bộ (Bộ GTVT) đã đưa ra 3 phương án để xây dựng trục đường tâm linh Mỹ Đình - Bái Đính với mức kinh phí có thể lên tới 4.300 tỷ đồng.
Theo ông Nguyễn Đức Thắng, quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam khẳng định: "Đây là một dự án rất cần thiết sẽ đáp ứng nhu cầu du lịch, tâm linh của 6,5 triệu dân Hà Nội.
Bên cạnh đó dự án chỉ là nối liền 3 dự án đã có sẵn. Do vậy, sẽ phát huy hiệu quả vốn đầu tư, chi phí thấp, vậy lý do gì mà chúng ta lại không làm?"
Tuy nhiên, chủ trương này cũng vấp phải sự phản đối của các chuyên gia. Theo nhận định, việc xây dựng dự án đang có sự chồng chéo, lãng phí thừa thãi khi các tuyến đường hiện có đã có thể đáp ứng đủ nhu cầu của người dân.
Cụ thể, đó là tuyến đường sắt, tuyến đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 1A, thậm chí cả đường cao tốc Bắc Nam đã và đang hình thành đều hướng tới Bái Đính.
Báo Đất Việt
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Vừa đi xe đạp vừa nghe điện thoại bị phạt bao nhiêu tiền?
Làng Tom Sara Đà Nẵng được trao giải thưởng Du lịch Cộng đồng ASEAN
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự phiên thảo luận 'ASEAN gắn kết để vươn xa'
Thủ tướng yêu cầu bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết và lễ hội xuân
Chủ tịch FPT: Dược phẩm là một trong những ngành sẽ ứng dụng AI nhiều nhất
Cột tin quảng cáo