Hạn chế sử dụng nguồn thu từ cổ phần hóa, thoái vốn
Theo đó, Bộ Tài chính cho biết, trong tháng cuối năm Bộ sẽ đảm bảo cân đối ngân sách Nhà nước năm 2015, hạn chế đến đến mức ít nhất việc sử dụng nguồn thu từ cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp Nhà nước để bù đắp cho số giảm thu ngân sách Nhà nước; Xây dựng báo cáo đánh giá tình hình thực hiện dự toán NSNN năm 2015 và dự toán năm 2016; Hoàn thiện khung NSNN năm 2016.
Đồng thời, các cơ quan Thuế, Hải quan phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng (công an, quản lý thị trường,...), bám sát hoạt động sản xuất - kinh doanh để thực hiện nhiệm vụ quản lý thu NSNN, thu hồi nợ thuế; công tác thanh tra, kiểm tra cần có trọng tâm, trọng điểm, tập trung trước mắt vào những địa bàn, lĩnh vực có rủi ro cao, và có đóng góp số thu NSTW; song song với việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính thuế, hải quan để giảm số giờ nộp thuế, thời gian thông quan theo mục tiêu năm 2016 của Nghị quyết số 19/NQ-CP như đã báo cáo với Quốc hội và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11.
Ngoài ra, Bộ cũng sẽ tổ chức điều hành ngân quỹ đảm bảo đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu chi tiêu của NSNN tiếp tục tổ chức phát hành trái phiếu Chính phủ theo kế hoạch được giao.
Theo Bộ Tài chính, cần phân tích, đánh giá cơ cấu nợ công (nợ Chính phủ, nợ Chính phủ bảo lãnh...) và chi phí trả nợ; rà soát, đàm phán, đẩy nhanh tiến độ giải ngân các khoản vốn nước ngoài bằng tiền cho cân đối ngân sách Nhà nước; huy động, giải ngân các khoản vốn vay nước ngoài theo kế hoạch; nghiên cứu phát hành trái phiếu quốc tế vào đầu 2016 phù hợp thời điểm thị trường thuận lợi với chi phí vốn hợp lý.
Tiếp tục theo dõi sát tình hình thị trường chứng khoán, nguyên nhân và các yếu tố làm tăng, giảm điểm của thị trường để đề xuất các giải pháp, biện pháp phù hợp với Bộ, với Chính phủ.
Đồng thời, cũng theo dõi sát diễn biến giá xăng dầu thế giới, phối hợp với Bộ Công thương để điều hành giá xăng dầu theo quy định; phối hợp với các Bộ, ngành liên quan theo dõi, kiểm soát chặt chẽ việc kê khai giá đối với các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm sữa, giá cước vận tải và các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu khác để bình ổn giá trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Bính Thân.
Bên cạnh đó, tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành, Tập đoàn, Tổng công ty trong việc tái cơ cấu DNNN, đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa, thực hiện việc thoái vốn đầu tư ngoài ngành theo kế hoạch, lộ trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Xây dựng phương án, cơ chế và lộ trình thực hiện khoán xe công để báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tháng 11/2015, tổng thu cân đối ngân sách Nhà nước ước đạt 78,7 nghìn tỷ đồng; lũy kế 11 tháng đạt 860,1 nghìn tỷ đồng, bằng 94,4% dự toán, bằng 92,7% mức đánh giá thực hiện cả năm báo cáo Quốc hội , tăng 8,3% so với cùng kỳ năm 2014.
Hiện có 10/14 khoản thu đã đạt và vượt dự toán năm; trong đó các khoản đạt khá là: thuế bảo vệ môi trường đạt 185,9% dự toán ; thuế sử dụng đất nông nghiệp đạt 154,5% dự toán; thu khác ngân sách đạt 154,2% dự toán; các khoản thu về nhà, đất đạt 143,1% dự toán; lệ phí trước bạ đạt 127,8% dự toán. Các khoản thu còn lại cũng đạt trên 88% dự toán.
Ở chiều ngược lại, chi ngân sách Nhà nước tháng 11 ước đạt 97,3 nghìn tỷ đồng; luỹ kế chi 11 tháng đạt 1.015,7 nghìn tỷ đồng, bằng 88,5% dự toán, tăng 7,4% so cùng kỳ năm 2014.
Như vậy, theo Bộ Tài chính, bội chi ngân sách Nhà nước tháng 11 ước 18,6 nghìn tỷ đồng; lũy kế 11 tháng bội chi xấp xỉ 155,6 nghìn tỷ đồng, bằng 68,8% dự toán năm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bất động sản miền Trung khởi sắc: Đà Nẵng, Quảng Bình dẫn đầu xu hướng tăng trưởng
Thủ tướng: Can thiệp vào hoạt động doanh nghiệp nhà nước sẽ làm méo mó thị trường, cản trở phát triển
Mắc một loạt sai phạm, Chứng khoán SmartInvest AAS bị phạt gần 1,4 tỷ đồng
Quy mô nền kinh tế Internet Việt Nam năm 2024 ước đạt 36 tỷ USD