Hiểm họa từ bác sĩ Google
Nghiên cứu do hãng dược phẩm dành cho phụ nữ Balance Activ đặt hàng, khảo sát lấy mẫu trên 1.000 phụ nữ. Kết quả, có đến 1/4 người tự chẩn đoán bệnh sai và mua thuốc để tự chữa trị không đúng cách; 1/10 người bị tác dụng phụ sau khi tham khảo thông tin trực tuyến.
Khoảng 50% số người tự chẩn đoán bệnh, mua thuốc không rõ nguồn gốc để chữa trị và sau đó cũng không hỏi ý kiến thầy thuốc xem đó có phải đúng là thuốc cần thiết hay không.
Khoảng 20% trong số được khảo sát có lúc nghĩ rằng mình bị bệnh nặng khi tham khảo thông tin trực tuyến. 3/4 người được hỏi cho biết có những vấn đề về sức khỏe mà họ khó nói với bạn bè và người thân. Khoảng 50% người nói rằng họ tự tìm cách để điều trị trước khi nhờ sự giúp đỡ của người khác.
Người phát ngôn của Balance Active Penny, McCormick khuyến cáo: “Khuynh hướng nhờ vào internet để tự chẩn đoán mọi bất thường và lo lắng về cơ thể của mình ngày càng tăng.
Tuy nhiên, trang web chỉ có lợi khi nó làm giảm sự lo lắng trước khi tìm được lời khuyên thích hợp từ thầy thuốc. Ngược lại, kết quả khảo sát này cho thấy rất dễ nhầm lẫn khi tự chẩn đoán”.
Những bệnh thường bị chẩn đoán sai: Ung thư vú, các loại ung thư khác, nấm candida ở âm đạo, cao huyết áp, suyễn, viêm khớp, trầm cảm, tiểu đường, các vấn đề về tình dục và về tuyến giáp. |
Những triệu chứng phụ nữ hay tra cứu: Mất ngủ, nhức đầu, trầm cảm, hay âu lo, co thắt cơ, co thắt dạ dày, đau cơ mãn tính, mệt mỏi nặng, ngứa, da nhạy cảm. |
Theo Người Lao Động
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Vận hành tàu 'hoàng hậu', xây dựng Đà Lạt - Trại Mát thành tuyến đường sắt đẹp nhất Việt Nam
Đà Nẵng: Tặng quà cho người dân và du khách trong đêm Noel
Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất mức trích chi phí quản lý BHXH, bảo hiểm thất nghiệp tối đa 1,44%
Quỹ 'Vì cuộc sống tươi đẹp' được vinh danh
Đại hội đồng LHQ thông qua 'Công ước Hà Nội' về tội phạm mạng
Quảng Nam – Đà Nẵng: Nguy cơ thiếu nước trong năm 2025 ở mức cao