Hiệp định CPTPP

Ðẩy mạnh xuất khẩu sang các nước CPTPP

Theo báo cáo của Bộ Công thương trước Quốc hội, sau năm đầu thực hiện Hiệp định Ðối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương - CPTPP (năm 2019), kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang 10 nước CPTPP đạt 39,5 tỷ USD, tăng 7,2% so với năm 2018. Riêng kim ngạch xuất, nhập khẩu...

Xuất khẩu sang EU tăng hơn 600 triệu USD trong tháng đầu EVFTA có hiệu lực / Cơ hội xuất khẩu 20.000 tấn đường/năm theo cam kết miễn thuế của EVFTA

Cũng trong năm 2019, Việt Nam đã xuất siêu sang các nước CPTPP là 1,6 tỷ USD trong khi năm 2018, Việt Nam nhập siêu từ các nước CPTPP là 0,9 tỷ USD. Có thể thấy, CPTPP đã có nhiều tác động tích cực đối với việc nâng cao năng lực cạnh tranh và công tác phát triển thị trường xuất khẩu. Hiệp định này mở ra cơ hội để một số nhóm hàng phát triển bởi những cam kết rất "mở", tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu ở cả nhóm hàng nông, lâm, thủy sản và nhóm hàng công nghiệp. Không những vậy, CPTPP còn tạo điều kiện giúp Việt Nam cơ cấu lại thị trường xuất khẩu, nhập khẩu. Hiện nay, hoạt động xuất, nhập khẩu của Việt Nam chủ yếu với khu vực châu Á (chiếm khoảng 80% kim ngạch nhập khẩu và 50% kim ngạch xuất khẩu). Các FTA mới như CPTPP sẽ giúp doanh nghiệp có điều kiện thâm nhập, khai thác các thị trường mới, thị trường còn nhiều tiềm năng.

Ảnh minh họa. Báo Đấu thầu.
Ảnh minh họa. Báo Đấu thầu.

Tuy nhiên, việc thực thi Hiệp định CPTPP cũng đặt ra không ít thách thức. Ðó là để được hưởng các ưu đãi thuế quan theo CPTPP, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam phải đáp ứng các tiêu chí về xuất xứ hàng hóa. Ðây là thách thức vì nhận thức của doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, liên quan đến hội nhập nói chung và lộ trình giảm thuế, tiêu chí xuất xứ nói riêng chưa đầy đủ cũng như hàng hóa xuất khẩu còn phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu từ các nước ngoại khối. Mặt khác, xu hướng bảo hộ sản xuất trong nước của các nước nhập khẩu, trong đó có cả các đối tác FTA ngày càng gia tăng. Các quy định, yêu cầu về tiêu chuẩn môi trường, chất lượng sản phẩm và quy tắc xuất xứ sẽ là thách thức đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.

Theo các chuyên gia, để hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt hơn các cơ hội, thúc đẩy xuất khẩu sang các nước CPTPP, giải pháp quan trọng là cần tăng cường các biện pháp chống gian lận xuất xứ để bảo vệ các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam trước rủi ro của những vụ kiện chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại; đồng thời, tiếp tục tổ chức tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về ưu đãi FTA, hướng tận dụng và cách tận dụng ưu đãi FTA, nhất là về quy tắc xuất xứ. Cùng với đó, tập trung giảm chi phí và thời gian tham gia thị trường cho các nhà đầu tư sản xuất, kinh doanh; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để huy động nguồn lực cho sản xuất. Tạo nguồn hàng có chất lượng cho sản xuất, đáp ứng tiêu chuẩn, chất lượng, và phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của thị trường. Mặt khác, cần thúc đẩy phát triển lĩnh vực dịch vụ logistics phục vụ xuất khẩu bằng cách hoàn thiện chính sách đẩy mạnh thu hút đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng logistics; tập trung cải thiện cơ sở hạ tầng logistics gắn với thương mại điện tử, kết hợp logistics với thương mại điện tử theo xu hướng phát triển hiện nay trên thế giới và khu vực.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm