Hiệp định CPTPP

EVFTA và động lực cho các nước Đông Nam Á hậu Covid-19

Các quốc gia Đông Nam Á đang đối mặt với thách thức khó khăn của việc phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19, nên dường như cuộc đàm phán thương mại tự do với Liên minh châu Âu (EU) có phần bị chững lại.

Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm nếu Anh muốn gia nhập CPTPP / Gạo Việt tiếp tục bức tốc tiến vào EU nhờ EVFTA

Bốn quốc gia khu vực đã bắt đầu đàm phán với EU trước khi đại dịch bắt đầu nhưng không đạt được tiến bộ rõ rệt nào trong năm nay, cho đến khi FTA Việt Nam-EU (EVFTA) chính thức có hiệu lực với kỳ vọng Việt Nam sẽ phục hồi nhanh nhất trong khu vực nhờ một phần không nhỏ vào triển vọng xuất khẩu miễn thuế vào các thị trường châu Âu trong vài năm tới. Trong một số trường hợp, các cuộc đàm phán vẫn còn bế tắc khác cũng như quan điểm cho rằng EU áp dụng các tiêu chuẩn kép trong giao dịch với các quốc gia khác nhau.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
EVFTA được cho là sẽ làm tăng gần gấp đôi xuất khẩu của Việt Nam sang khối EU vào năm 2025, thêm 4,6% vào tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong vòng 5 năm. Tương tự như vậy, một nghiên cứu chung năm 2019 của Bộ Thương mại Thái Lan đã kết luận rằng một FTA với EU sẽ thúc đẩy tăng trưởng GDP lên 1,63 điểm phần trăm mỗi năm, đồng thời thúc đẩy xuất khẩu hàng năm lên 3,4% và đầu tư tăng 2,7%. Do đó, vào tháng 8/2019, Bangkok đã bật đèn xanh để "hồi sinh các cuộc đàm phán FTA với EU," vốn đã bị đình trệ sau cuộc đảo chính quân sự ở Thái Lan năm 2014. Và mới đây, Bộ Thương mại Thái Lan chuẩn bị hoàn tất nghiên cứu mới về việc có khởi động lại các cuộc đàm phán với EU.
Theo nguồn tin tại Ủy ban Châu Âu, EU cũng đang cân nhắc xem có nên mở lại quy trình này hay không. Điều quan trọng là phải đảm bảo rằng EU và Thái Lan có cùng mức độ tham vọng về phạm vi của một thỏa thuận trong tương lai. Ngoài Thái Lan - và các FTA hiện có với Việt Nam và Singapore - EU đã tìm hiểu khả năng thiết lập các hiệp định thương mại tự do với Philippines, Malaysia và Indonesia. Nhưng tất cả đều chưa đi đến đích. Các cuộc đàm phán với Philippines đã trải qua hai phiên họp trước khi đình trệ vào tháng 2/2017. Để thay thế, Brussels đã tập trung vào việc hợp tác với Manila thông qua chương trình ưu đãi thuế quan chung của EU, cho phép nhiều mặt hàng xuất khẩu của Philippines được miễn thuế vào châu Âu. Nhưng vào những ngày cuối tháng 9, Nghị viện châu Âu đã kêu gọi hủy bỏ các đặc quyền thương mại của Manila cho đến khi có "sự cải thiện đáng kể" trong sự hợp tác của chính phủ nước này với châu Âu. Campuchia và Myanmar đã mất các đặc quyền thương mại tương tự với EU từ những năm trước. Các cuộc đàm phán đã tiến triển xa nhất là với Indonesia, bắt đầu vào năm 2016 và dự kiến ​​sẽ bước vào vòng đàm phán thứ 10 vào cuối năm nay.
Theo Economist Intelligence Unit, với nền kinh tế Indonesia được dự báo sẽ giảm ít nhất 1,6% trong năm nay, Jakarta sẽ quan tâm đến việc tăng cường thương mại. Nhưng có một điểm mấu chốt chính trong các cuộc đàm phán của EU với cả Indonesia và Malaysia là dầu cọ. Indonesia đã đưa đơn khiếu nại chống lại Brussels lên Tổ chức Thương mại Thế giới vào cuối năm 2019, trong đó Malaysia cũng tham vấn về kế hoạch của EU nhằm loại bỏ dần việc nhập khẩu dầu cọ. Châu Âu coi dầu cọ là một sản phẩm không bền vững và nguy hiểm cho môi trường. Indonesia là nhà sản xuất hàng đầu thế giới, trong khi Malaysia đứng thứ 2 và vào tháng 7 cho biết rằng họ dự kiến thực hiện hành động pháp lý trong vụ kiện riêng.
Vào tháng 2, Cao ủy Thương mại EU Phil Hogan khi đó nhấn mạnh sẽ không có thỏa thuận thương mại tự do nào với Indonesia cho đến khi vấn đề này được giải quyết và sẽ không có việc mở lại các cuộc đàm phán với Malaysia cho đến khi vấn đề này được giải quyết. Các chính phủ của Indonesia và Malaysia đã cam kết tiếp cận căng thẳng trong tranh chấp này. Họ tin rằng chính sách dầu cọ của EU thực sự là nhằm bảo vệ các nhà sản xuất dầu thực vật của châu Âu khỏi sự cạnh tranh. Ngoài dầu cọ, Indonesia, Malaysia và các chính phủ Đông Nam Á khác đều có chung nhận định rằng châu Âu cần phải xem xét lại cách tiếp cận của mình với khu vực này. Theo quan điểm chung của Đông Nam Á, Brussels cần coi mình là một quốc gia ngang hàng với Đông Nam Á, và cần Đông Nam Á hơn Đông Nam Á cần châu Âu. Trong cuộc khủng hoảng đại dịch hiện nay, EU cần thị trường Đông Nam Á hơn chiều ngược lại. Nền kinh tế EU đang suy thoái sâu trong khi nền kinh tế Đông Nam Á có tiềm năng phục hồi nhanh chóng.
Trong khi GDP của Indonesia giảm 5,3% so với cùng kỳ năm ngoái trong quý II, khối EU lại giảm 11,7%. Các nhà phân tích gợi ý Indonesia có thể sử dụng tình hình khó khăn của EU làm "đòn bẩy" để gây áp lực buộc Brussels phải "nới lỏng sự phân biệt đối xử đối với dầu cọ”. EU là một thị trường quan trọng nhưng Indonesia hay Malaysia không hạ thấp tiêu chuẩn đối với một mặt hàng chiến lược như dầu cọ. Bất chấp sự tranh cãi về dầu cọ, sự tôn trọng đối với EU vẫn sâu sắc ở Đông Nam Á. Trong một cuộc khảo sát đối với hơn 1.000 chuyên gia chính sách trên toàn khu vực, EU đã xếp hạng đầu tiên là nhà lãnh đạo toàn cầu đáng tin cậy trong việc "duy trì trật tự dựa trên luật lệ và tôn trọng luật pháp quốc tế" và đứng thứ hai về "quán quân trong chương trình thương mại tự do toàn cầu ", theo báo cáo mới nhất về “Tình trạng Đông Nam Á” của Trung tâm Nghiên cứu ASEAN tại Viện ISEAS-Yusof Ishak.
Tuy nhiên, tỷ lệ những người được hỏi cho rằng EU là cường quốc kinh tế có ảnh hưởng nhất ở Đông Nam Á đã giảm trong năm nay, từ 1,7% năm 2019 xuống chỉ còn 0,6%. Theo hầu hết các tiêu chí, EU đứng sau Nhật Bản với tư cách là "quyền lực trung gian" được ưa thích của khu vực này giữa Mỹ và Trung Quốc. Một số quốc gia ở Đông Nam Á không ủng hộ cách EU có lập trường cứng rắn hơn đối với một số quốc gia nhất định. Dù bằng cách nào, đại dịch Covid-19 đã khiến các bên phải vật lộn để vượt qua những khác biệt để đạt được những thỏa thuận thương mại tự do. Nếu có bất cứ điều gì, Indonesia và Malaysia cảm thấy cần phải bảo vệ ngành dầu cọ của họ trong cuộc khủng hoảng kinh tế do Covid gây ra, càng làm mờ đi triển vọng của các hiệp định thương mại tự do với châu Âu.
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm