Hiệp định CPTPP

CPTPP đã phát huy tác dụng với kinh tế Việt Nam

Trong bốn tháng thực hiện Hiệp định CPTPP, thương mại của Việt Nam với Canada đã tăng trên 70%, Mexico tăng trên 8% và với Nhật đã tăng 4%.

CPTPP có hiệu lực tại Việt Nam: Từ ngày 14/1/2019, đơn giản hóa thủ tục khai nguồn gốc xuất xứ sản phẩm / CPTPP: Khẩn trương triển khai biện pháp năng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp

Đó là khẳng định của Phó thủ tướng Phạm Bình Minh tại buổi trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội liên quan đến việc Việt Nam tham gia Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Theo Phó thủ tướng, tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội đã thông qua việc phê chuẩn Hiệp định CPTPP, Việt Nam tham gia hiệp định cùng với 11 nước. Ngay sau khi hiệp định có hiệu lực với Việt Nam vào ngày 14/1/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành kế hoạch thực hiện. Trong đó, xác định nhiệm vụ triển khai hiệu quả các cam kết của hiệp định này và yêu cầu các bộ, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch hành động, thực hiện.

Thương mại của Việt Nam với một số nước là thành viên của CPTPP đã tăng so với cùng kỳ năm 2018.

Thương mại của Việt Nam với một số nước là thành viên của CPTPP đã tăng so với cùng kỳ năm 2018.

Cho đến nay đã có 21 bộ, ngành và 54 địa phương ban hành kế hoạch thực hiệnHiệp định CPTPP. Chính phủ đang xây dựng, sửa đổi, bổ sung tám luật liên quan đến việc thực hiện của Việt Nam trong các cam kết của hiệp định này và bốn nghị định quy định chi tiết việc thực hiện một số điều luật của Luật Cạnh tranh, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Quản lý ngoại thương và Luật An toàn thực phẩm.

Kết quả bước đầu trong 4 - 5 tháng thực hiện Hiệp định CPTPP vừa qua là rất khả quan, thương mại của Việt Nam với một số nước là thành viên của CPTPP đã tăng lên so với cùng kỳ năm ngoái.

Đơn cử như thương mại của Việt Nam đối với Canada đã tăng trên 70%, với Mexico tăng trên 8% - đây là những nước Việt Nam không có hiệp định thương mại tự do. Với Nhật, Việt Nam đã có hiệp định trong khuôn khổ ASEAN nhưng thương mại trong vòng bốn tháng vừa qua cũng đã tăng 4%. Điều này cho thấy CPTPP đã bắt đầu phát huy tác dụng đối với nền kinh tế.

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, ông Minh cũng cho rằng, Việt Nam cũng đang phải đối diện với một số vướng mắc, thách thức trong việc thực hiện hiệp định này. Theo đó, đây là hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, có tiêu chuẩn cao, ngay cả trong lĩnh vực dệt may là thế mạnh của Việt Nam cũng có những quy định rất chặt chẽ về xuất xứ hàng hóa.

 

Để tận dụng được thuế giảm về 0% hoặc mức thuế thấp, dệt may Việt Nam phải bảo đảm được xuất xứ hàng hóa, đó là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp trong nước.

Thứ hai, Việt Nam có thể sẽ phải đối phó với hàng hóa nước ngoài gian lận xuất xứ để hưởng các ưu đãi của các hiệp định thương mại tự do của Việt Nam, trong đó có CPTPP.

Thứ ba, các tranh chấp về đầu tư trong các hiệp định. Theo đó, CPTPP có những điều khoản cho phép các doanh nghiệp đầu tư có thể khởi kiện Chính phủ. Điều này đòi hỏi Việt Nam phải thực hiện đúng các quy định về pháp luật, không để các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài có thể khởi kiện Chính phủ khi thực hiện các hiệp định này.

Mặt khác, khi thực thi các cam kết trong CPTPP, gần 66 mặt hàng vào Việt Nam có mức thuế giảm xuống 0%, một số mặt hàng sẽ giảm sau ba năm và sau 11 năm sẽ xóa bỏ 100%. Do đó, các doanh nghiệp trong nước cần nâng cao chất lượng hàng hoá để cạnh tranh được với các sản phẩm của nước ngoài.

Trong bối cảnh hiện nay, Chính phủ sẽ tiếp tục đẩy nhanh công tác hoàn thiện thể chế, hành lang pháp lý và các văn bản pháp luật để thực thi hiệu quả CPTPP. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng cần hiểu rõ những mặt thuận lợi, cơ hội và thách thức của hiệp định thương mại này, tận dụng những cơ hội của hiệp định để thúc đẩy các hoạt động thương mại mạnh mẽ hơn nữa, Phó thủ tướng nhấn mạnh.

 

Theo theleader.vn
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm