Hiệp định CPTPP

Gia nhập CPTPP: Ngân hàng Việt có nguy cơ thua ngay trên "sân nhà"

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) mang lại nhiều cơ hội, nhưng cũng không ít thách thức cho tất cả các ngành nghề có liên quan của các quốc gia tham gia. Hệ thống ngân hàng Việt Nam cần tận dụng các cơ hội cũng như vượt qua các thách thức, để phát huy, xác định điểm yếu để chống đỡ.

Ổi, táo 'cháy hàng', vụ Tết nông dân thu hàng chục triệu / Rau xanh 'cháy hàng' trước giờ siêu thị nghỉ Tết

Trong bài viết có chủ đề "ngành ngân hàng Việt Nam trong bối cảnh thực thi hiệp định CPTPP", nhóm học giả T.S Vũ Ngọc Diệp, T.S Lê Mai Trang và Th.S Nguyễn Thuỳ Linh đến từ Trường Đại học Thương mại đã đưa ra nhiều điểm đáng lưu ý về thách thức của ngành ngân hàng Việt Nam trước bối cảnh thực thi nhiều cam kết sâu rộng trong CPTPP.
Chưa có ngân hàng Việt nào lọt "top" 100 thế giới
Theo nhóm tác giả, điểm mạnh của hệ thống ngân hàng Việt Nam có nhiều cải thiện tích cực song nhìn tổng thể những điểm yếu vẫn còn và cần được khắc phục sớm để nắm bắt cơ hội và thoát khỏi các thách thức.
CPTPP đối với ngân hàng Việt là lời cảnh báo về thách thức lớn mang tên các ngân hàng ngoại.

CPTPP đối với ngân hàng Việt là lời cảnh báo về thách thức lớn mang tên các ngân hàng ngoại.


Các chuyên gia đã chỉ rõ những yếu kém hạn chế cố hữu của ngành này khi tham gia CPTPP như: các sản phẩm dịch vụ cho thị trường quốc tế chưa đa dạng. Ngoài tiền gửi huy động, cho vay… các dịch vụ truyền thống thì hệ thống ngân hàng Việt Nam vẫn chưa phát triển đa dạng các sản phẩm dịch vụ cho thị trường quốc tế.
“Mức độ tiếp cận dịch vụ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, dân cư, đặc biệt ở các vùng sâu xa và nông thôn chưa tốt. Việc tiếp cận dịch vụ tài chính - ngân hàng tại Việt Nam tuy đã có những cải thiện nhất định, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế khi việc “phủ sóng” của các ngân hàng thương mại (NHTM) chưa rộng”, nhóm tác giả cho hay.
Đặc biệt, hiện các thương hiệu của hầu hết các NHTM chưa mạnh so với khu vực và các nước tham gia CPTPP. Theo kết quả định giá các ngân hàng toàn cầu năm 2017 của Công ty tư vấn chiến lược và định giá thương hiệu hàng đầu thế giới Brand Finance, Việt Nam có 3 NHTM được lọt vào Top 500 thương hiệu ngân hàng giá trị nhất thế giới năm 2017 là BIDV, VietinBank và Vietcombank (thương hiệu ngân hàng giá trị nhất thế giới năm 2017).
Theo công bố của The Asian Banker (2017), có 15 ngân hàng thương mại của Việt Nam được lọt vào danh sách 500 ngân hàng thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương được đánh giá của tổ chức này.
Dù một số ngân hàng Việt Nam đã có chỗ đứng trên bản đồ tài chính thế giới nhưng với vị trí còn khá khiêm tốn, thương hiệu chưa đủ mạnh để vươn xa và phát triển trên tầm quốc tế.
“Năng lực và quy mô của ngành ngân hàng Việt Nam còn khá thấp so với các quốc gia tham gia CPTPP. Hiện tại, hệ thống Ngân hàng Việt Nam có khoảng 122 tổ chức tín dụng với tổng tài sản lên tới 10 triệu tỷ đồng (tương đương 436 tỷ USD) tăng gấp 2 lần so với năm 2011”, nhóm tác giả trên viết.
Tuy ngân hàng Việt Nam đã tăng trưởng vượt bậc trong giai đoạn vừa qua nhưng so với các nước trong khu vực và các nước là thành viên của CPTPP thì quy mô còn khá khiêm tốn, đứng thứ 6/11 quốc gia thành viên, thấp hơn nhiều lần so với Canada, Úc và Singapore.
“Mức độ an toàn vốn của hệ thống Ngân hàng Việt Nam tuy được cải thiện trong thời gian qua nhưng còn thấp so với các ngân hàng trong khu vực và thấp nhất trong các quốc gia tham gia CPTPP”, nhóm tác giả trên viết.
Mặc dù số lượng ngân hàng Việt Nam nằm trong danh sách 500 thương hiệu ngân hàng có giá trị lớn nhất đã gia tăng, tuy nhiên chưa có ngân hàng nào nằm trong danh sách 100 ngân hàng đứng đầu thế giới.
Cạnh tranh ngày càng khốc liệt, đặc biệt với sự tham gia của khối ngân hàng ngoại, các quỹ đầu tư nước ngoài, đến từ các nền kinh tế phát triển như Nhật Bản, Úc, Singapore… Điều này sẽ tạo ra áp lực cạnh tranh ngày càng lớn trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng.
Người Việt tự do dùng dịch vụ ngân hàng xuyên biên giới
Thêm vào đó, các điều khoản về dịch vụ tài chính trong CPTPP cho phép các ngân hàng của các nước thành viên được cung cấp dịch vụ tài chính - ngân hàng xuyên biên giới, nghĩa là ngân hàng tại Nhật Bản chẳng hạn có thể cung cấp dịch vụ về thẻ, thanh toán… cho người dân Việt Nam mà không cần có chi nhánh ngân hàng tại Việt Nam thì thách thức cạnh tranh về dịch vụ tài chính - ngân hàng lại càng gia tăng mạnh mẽ.
Với hệ thống công nghệ hiện đại và nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, các ngân hàng nước ngoài đang có lợi thế cạnh tranh cao hơn các NHTM trong nước. Phân khúc thị trường khách hàng có thu nhập cao và trung bình, khách hàng là tầng lớp trí thức sẽ dần dịch chuyển sang các ngân hàng nước ngoài. Nguy cơ bị thua ngay trên “sân nhà” là một thách thức hiện hữu của các NHTM Việt Nam.
Nguy cơ các ngân hàng Việt bị chi phối và thâu tóm từ các ngân hàng, tổ chức tài chính ngoại nếu làm ăn không hiệu quả.
Theo các chuyên gia, việc tự do hóa tài khoản vốn là việc cho tự do tiến hành chuyển đổi các tài sản tài chính trong nước thành tài chính ở nước ngoài và ngược lại theo tỷ giá hối đoái do thị trường quyết định.
Theo Luật Đầu tư 2014, tỷ lệ góp vốn tối đa của nhà đầu tư nước ngoài vào các công ty đại chúng ở Việt Nam là 49%, vào các ngân hàng Việt Nam là 30%. Đây là tỷ lệ cam kết khi Việt Nam gia nhập WTO phải thực hiện.
Với thế mạnh về tài chính, công nghệ và nhân lực, các NHTM nước ngoài thường xâm nhập và phát triển thị trường mới bằng cách mua cổ phần của các NHTM Việt Nam và trở thành cổ đông chiến lược, tìm cách thâu tóm rồi thôn tính các ngân hàng này, hoặc thực hiện các thương vụ M&A ngân hàng.
Đây là con dường giúp các ngân hàng nước ngoài đặt chân vào thị trường tài chính Việt Nam một cách nhanh chóng hơn. Trong khối các NHTM cổ phần, tỷ lệ sở hữu nước ngoài nhìn chung có xu hướng gia tăng ở các ngân hàng có quy mô lớn và trung bình như: ACB, TCB, MBB, VPB khoảng từ 20-30%; trong đó ACB có tỷ lệ sở hữu nước ngoài “kịch trần” 30% từ 2009 đến nay.
Theo Dân trí
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm