Hiệp định CPTPP

Hướng dẫn chỉ định thầu trong CPTPP: Cụ thể và dễ tham chiếu

Những quy định về hình thức chỉ định thầu khi Việt Nam tham gia Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) rất cụ thể và dễ tham chiếu nên sẽ tạo thuận lợi cho cả nhà thầu và bên mời thầu.

Trái cây lên giá vì Trung Quốc tăng mua / Kim ngạch nhập khẩu xăng dầu 2 tháng đầu năm 2019 giảm trên 50%

.
Hiệp định CPTPP quy định về chỉ định thầu chi tiết, cụ thể hơn giúp các cơ quan mua sắm dễ dàng tham chiếu trong quá trình lựa chọn nhà thầu.





Những khác biệt

 

Theo Điều 15/10, Chương 15 của CPTPP quy định về chỉ định thầu, cơ quan mua sắm có thể áp dụng hình thức chỉ định thầu với điều kiện là việc áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu này không nhằm mục đích hạn chế sự cạnh tranh giữa các nhà thầu, bảo hộ nhà thầu trong nước hoặc phân biệt đối xử đối với nhà thầu của các nước thành viên khác.

Không hoàn toàn giống như trong Luật Đấu thầu 43/2013/QH13 của Việt Nam, hình thức chỉ định thầu trong CPTPP yêu cầu phải có nhiều hơn 1 nhà thầu được chỉ định. Trong trường hợp các gói thầu áp dụng hình thức chỉ định thầu, căn cứ vào tính chất gói thầu, cơ quan mua sắm không bắt buộc phải áp dụng các quy định về thông báo mời thầu, lựa chọn danh sách ngắn, đàm phán, xử lý hồ sơ và trao hợp đồng… như trong Chương 15 của CPTPP quy định.

Hiệp định CPTPP còn không quy định về hạn mức khi áp dụng hình thức chỉ định thầu, trong khi, pháp luật về đấu thầu Việt Nam quy định giá trị hạn mức rõ ràng khi chỉ định thầu với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, dịch vụ công, gói thầu mua sắm hàng hoá, xây lắp, hỗn hợp, mua thuốc, vật tư y tế, sản phẩm công và gói thầu mua sắm thường xuyên.

Khi nào áp dụng chỉ định thầu?

Trường hợp đầu tiên được CPTPP quy định được áp dụng chỉ định thầu khi cơ quan mua sắm đã đăng tải thông báo mời thầu, mời quan tâm, mời sơ tuyển nhưng không có nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu, hồ sơ quan tâm hay hồ sơ dự sơ tuyển; không có hồ sơ dự thầu đáp ứng các yêu cầu cơ bản đã nêu trong hồ sơ mời thầu; không có nhà thầu đáp ứng các điều kiện tham dự thầu; hoặc có sự thông đồng giữa các nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu. Trong các tình huống này, khi áp dụng chỉ định thầu, cơ quan mua sắm không được thay đổi đáng kể những yêu cầu cơ bản nêu trong các thông báo hoặc hồ sơ mời thầu.

 

Trong khi đó, Luật Đấu thầu 43/2013/QH13 quy định sẽ gia hạn thời gian đóng/mở thầu để các nhà thầu có thêm thời gian tìm hiểu các yêu cầu của gói thầu cũng như chuẩn bị hồ sơ dự thầu; Hoặc hủy thầu khi cuộc thầu rơi vào các tình huống trên.

Các gói thầu được áp dụng hình thức chỉ định thầu tiếp theo là các trường hợp hàng hoá, dịch vụ chỉ có thể được cung cấp từ một nhà thầu và không có hàng hoá hay dịch vụ thay thế hợp lý bởi một trong những lý do như yêu cầu đối với một tác phẩm nghệ thuật; bảo hộ bằng sáng chế, bản quyền hay các quyền độc quyền khác; hoặc không có sự cạnh tranh vì lý do kỹ thuật. Trường hợp cơ quan mua sắm mua một nguyên mẫu hoặc một hàng hoá hay dịch vụ đầu tiên dự kiến để thử nghiệm một cách giới hạn hoặc được sản xuất theo yêu cầu của cơ quan mua sắm theo một hợp đồng cụ thể để nghiên cứu, thử nghiệm hay phát triển nguyên bản. Sản xuất một nguyên mẫu hoặc một hàng hoá hay dịch vụ đầu tiên có thể bao gồm cả việc sản xuất hoặc cung ứng hạn chế để kết hợp kết quả thử nghiệm và để chứng minh rằng nguyên mẫu hoặc hàng hoá hay dịch vụ đầu tiên đó phù hợp để sản xuất hoặc cung cấp với số lượng lớn theo các tiêu chuẩn chất lượng có thể chấp nhận được.

Với các trường hợp cung cấp bổ sung hàng hoá hay dịch vụ bởi nhà thầu đã trúng thầu hoặc các đại lý được ủy quyền của nhà thầu đó mà hàng hoá hay dịch vụ bổ sung không nằm trong phạm vi của gói thầu ban đầu song việc thay đổi nhà thầu không thể thực hiện được vì các lí do kỹ thuật như yêu cầu về tính đồng bộ, tương thích hoặc yêu cầu về dịch vụ lắp đặt đã mua trong gói thầu trước… gây ra những bất tiện đáng kể hoặc làm tăng gấp đôi chi phí cơ quan mua sắm cũng được chỉ định thầu. Tương tự, Ngoài ra, CPTPP cũng quy định các gói thầu được thực hiện trong các điều kiện đặc biệt thuận lợi chỉ xuất hiện trong thời gian rất ngắn, như từ các hoạt động thanh lý không theo định kỳ, bán tống bán tháo, phá sản hay tiếp quản bất thường, nhưng không áp dụng cho việc mua sắm thường xuyên từ các nhà thầu quen thuộc; trường hợp hợp đồng được trao cho bên thắng cuộc trong một cuộc thi thiết kế, với điều kiện là cuộc thi đó được tổ chức theo cách thức phù hợp với quy định của chương này; và cuộc thi đó được đánh giá bởi một ban giám khảo độc lập với mục đích trao hợp đồng thiết kế cho bên thắng cuộc; trường hợp tối cấp thiết do tình trạng khẩn cấp bởi những sự kiện xảy ra không lường trước được, cơ quan mua sắm cũng được áp dụng hình thức chỉ định thầu.

Nhận xét về chỉ định thầu trong CPTPP, khá nhiều ý kiến từ phía các nhà thầu cho rằng, về cơ bản, các quy định về chỉ định thầu có nhiều nét tương đồng với pháp luật đấu thầu hiện hành của Việt Nam, nhưng Hiệp định CPTPP quy định về hình thức này chi tiết, cụ thể hơn giúp các cơ quan mua sắm dễ dàng tham chiếu trong quá trình lựa chọn nhà thầu.

Trường hợp các gói thầu có khối lượng công việc xây lắp phát sinh ngoài hợp đồng ban đầu nhưng nằm trong mục tiêu của hồ sơ mời thầu, do các tình huống không lường trước được, cần thiết phải được thực hiện để hoàn thành gói thầu xây lắp theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, nhưng tổng giá trị phần khối lượng xây lắp phát sinh không được vượt quá 50% giá trị hợp đồng ban đầu.

 

Theo baodautu.vn
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm