Không chỉ tận dụng cơ hội, dệt may Việt Nam chuẩn bị biện pháp khẩn cấp trong CPTPP
Giải pháp tự vệ cho dệt may trong CPTPP / Ký kết EVFTA và CPTPP: ‘Cửa mở nhưng nông sản Việt qua được hay không mới là câu chuyện’
Theo Dự thảo, biện pháp tự vệ trong giai đoạn chuyển tiếp (biện pháp tự vệ chuyển tiếp) là biện pháp tự vệ đặc biệt qui định tại Điều 99 Luật Quản lí ngoại thương.
Biện pháp được áp dụng trong giai đoạn chuyển tiếp đối vớihàng hóanhập khẩu trong trường hợp việc giảm thuế hoặc xóa bỏ thuế theo hiệp định dẫn đến gia tăng nhập khẩu tuyệt đối hoặc tương đối so với sản lượng trong nước, theo đó gây ra thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp.
Trong đó, giai đoạn chuyển tiếp đối với hàng dệt maylà thời gian bắt đầu từ khi hiệp định có hiệu lực cho đến 5 năm sau ngày nước thành viên nhập khẩu xóa bỏ thuế cho hàng dệt may của nước thành viên xuất khẩu theo CPTPP.
Biện pháp khẩn cấp đối với dệt mayTheo dự thảo đây là biện pháp tự vệ đặc biệt, áp dụng trong giai đoạn chuyển tiếp đối với hàng dệt may được hưởng ưu đãi thuế quan trong trường hợp việc giảm hoặc xóa bỏ thuế theo hiệp định dẫn đến gia tăng nhập khẩu tuyệt đối hoặc tương đối so với sản lượng trong nước và gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước sản xuất hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp.
Theo dự thảo, nội dung điều tra biện pháp khẩn cấp đối với hàng dệt may gồm xác định mức gia tăng hàng hóa nhập khẩu từ một hoặc nhiều nước thành viên; xác định thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước; và xác định mối quan hệ nhân quả giữa việc gia tăng nhập khẩu hàng hóa với thiệt hại của ngành sản xuất trong nước.
Theo Điều 16 của dự thảo Thông tư, trên cơ sở kết luận của Cơ quan điều tra, Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp đối với hàng dệt may khi có các yếu tố sau:
a) Có sự gia tăng nhập khẩu tuyệt đối hoặc tương đối so với khối lượng, số lượng sản xuất trong nước của hàng dệt may bị điều tra từ một hay nhiều nước thành viên do kết quả hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định.
b) Ngành sản xuất trong nước bị thiệt hại nghiêm trọng hoặc bị đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng;
c) Việc gia tăng nhập khẩu quy định tại điểm a khoản này là nguyên nhân gây ra thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước.
Việc điều tra để áp dụng biện pháp khẩn cấp đối với hàng dệt may được kết thúc trong thời gian 6 tháng kể từ ngày có quyết định điều tra.
Trường hợp đặc biệt, Bộ trưởng Bộ Công Thương có quyền gia hạn thời gian điều tra nhưng tổng thời gian điều tra không quá 9 tháng.
Biện pháp khẩn cấp đối với hàng dệt may được áp dụng dưới hình thức tăng thuế suất đối với hàng hóa đó nhưng không vượt quá thuế suất theo nguyên tắc tối huệ quốc có hiệu lực tại thời điểm áp dụng biện pháp này hoặc thuế suất theo nguyên tắc tối huệ quốc có hiệu lực vào ngày liền trước ngày Hiệp định có hiệu lực, tùy mức nào thấp hơn.
Thời hạn áp dụng biện pháp tự vệ chuyển tiếp không được vượt quá 2 năm và có thể gia hạn thêm tối đa 2 năm.
Sau khi hết thời hạn áp dụng biện pháp khẩn cấp, mức thuế áp dụng đối với hàng dệt may bị điều tra áp dụng là mức thuế ưu đãi có hiệu lực tại thời điểm trước khi áp dụng biện pháp khẩn cấp.
Biện pháp khẩn cấp đối với hàng dệt may không được áp dụng cùng lúc với biện pháp tự vệ trong nhập khẩu hàng dệt may đó từ nước ngoài vào Việt Nam và biện pháp tự vệ chuyển tiếp đối với hàng dệt may đó.
Ngoài ra, biện pháp khẩn cấp cũng không được áp dụng quá một lần đối với hàng dệt may đã bị áp dụng trước đó.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Ảnh minh họa