Hiệp định CPTPP

Ngành sữa Việt Nam: Cơ hội và thách thức trước thềm CPTPP

Hiệp hội Sữa Việt Nam và Công ty cổ phần quảng cáo VIETFAIR đã tổ chức hội thảo “Ngành sữa Việt Nam cơ hội và thách thức trước thềm CPTPP".

Doanh nghiệp dệt may "gặp khó" vì quy tắc lao động trong CPTPP / Dệt may lên kế hoạch chinh phục thị trường CPTPP

Khách tham quan các gian hàng sữa tại Triển lãm Quốc tế ngành sữa và sản phẩm sữa lần thứ 2 – 2019. Ảnh:Hoàng Hải-TTXVN

Trong khuôn khổ Triển lãm quốc tế ngành sữa và sản phẩm sữa lần 2 tại Tp. Hồ Chí Minh, chiều ngày 31/5, Hiệp hội Sữa Việt Nam và Công ty cổ phần quảng cáo VIETFAIR đã tổ chức hội thảo “Ngành sữa Việt Nam cơ hội và thách thức trước thềm CPTPP".

Theo đại diện Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương), thời gian qua, ngành sữa Việt Nam có tốc độ tăng trưởng tốt và năm 2018, ngành sửa đã tăng trưởng 9% so với năm 2017.

Sau nhiều năm gia nhập WTO, ngành sữa Việt Nam đã cónhiều cơ hội tăng thị phần và phát triển, nhưng cũng gặp không ít khó khăn.

Nhất làkhiHiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực, ngành sữa việt Nam cũng sẽ có nhiều cơ hội và đối mặt với thách thức.

Đồng tình với quan điểm này, Tiến sỹ Vũ Ngọc Quỳnh, Tổng Thư ký Hiệp hội sữa Việt Nam chia sẻ, khi thực thi Hiệp định CPTPP,các doanh nghiệp ngành sữa có cơ hội nhập thiết bị, dây chuyền sản xuất, bò giống, các sản phẩm sữa với thuế suất thấp.

 

Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đối mặt thách thức đó là lộ trình cắt giảm các mặt hàng sữa, sản phẩm từ sữa nhập về sẽ về 0% nên sữa Việt sẽ cạnh tranh với sữa ngoại.

Để tận dụng tốt cơ hội của Hiệp định CPTPP, các đại biểu cho rằng, các doanh nghiệp nên mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu,đồng thời nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm sữa của mình.

Bởi vì hiện nay, thị trường trong nước của doanh nghiệp Việt Nam có lợi thế, nhất là mạng lưới phân phối phủ khắp từ thành thị đến vùng sâu, vùng xa.

Mặt khác, ngoài những sản phẩm truyền thống doanh nghiệp nên phát triển sản phẩm mới nhất là thị trường ngách.

Đó là những sản phẩm sữa vi chất dinh dưỡng, sữa dinh dưỡng y sinh … để phục vụ nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng.

 

Nhằm tạo môi trường tốt cho các doanh nghiệp sữa, đại diện Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) cho hay, các ngành chức năng nên có chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư mở rộng sản xuất, kết hợp đổi mới công nghệ, đầu tư vùng chuyên canh tập trung nuôi bò sữa.

Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cần rà soát, kiểm tra giá nhập nguyên liệu, giá nhập khẩu sữa thành phẩm. Đồng thời, trao đổi thông tin với cơ quan hải quan các nước về giá sản phẩm sữa cùng loại.

Tuy nhiên, các cơ quan chức năng cũng nên kiểm soát chặt chẽ các dự án đầu tư mới để hạn chế việc sử dụng công nghệ lạc hậu, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp tăng cường bảo hộ thương hiệu, nhãn mác, kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm, đấu tranh chống hàng lậu, hàng kém chất lượng để đảm bảo cho doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Trong 3 năm qua, mỗi năm Việt Nam đã xuất khẩu từ 250-300 triệu USD các sản phẩm sữa sang 43 nước như Mỹ, Pháp, Canada....

 

Về nhập khẩu, năm 2018, Việt Nam đã nhập khẩu 963 triệu USD các sản phẩm sữa.

Theo TTXVN
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm