Hiệp định CPTPP

Thực hiện các cam kết Hiệp định CPTPP trong lĩnh vực hải quan

Tổng cục Hải quan đã ban hành Quyết định số 1489/QĐ-TCHQ ngày 23/5/2019 về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Kế hoạch này nhằm triển khai thực hiện các cam kết Hiệp định CPTPP trong lĩnh vực hải quan.

CPTPP có hiệu lực tại Việt Nam: Từ ngày 14/1/2019, đơn giản hóa thủ tục khai nguồn gốc xuất xứ sản phẩm / CPTPP: Khẩn trương triển khai biện pháp năng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp

Ngày 24/01/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 121/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch thực hiện Hiệp định CPTPP. Trong đó, Thủ tướng Chính phủ đã giao nhiệm vụ cụ thể cho các Bộ, ngành để triển khai Hiệp định. Đến nay, các bộ, ngành, cơ quan cấp trung ương và địa phương đã ráo riết vào cuộc xây dựng các kế hoạch triển khai hiệp định này.

Tại Quyết định số 121/QĐ-TTg, Bộ Tài chính đã được Thủ tướng Chính phủ giao xây dựng 2 Nghị định gồm: Quy định xác minh xuất xứ đối với hàng hóa nhập khẩu, hợp tác hải quan và giám sát hải quan (bao gồm cả dệt may); Biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của CPTPP và phối hợp với các Bộ, ngành khác thực hiện một số công việc thực thi Hiệp định.

Bộ Tài chính đã giao Tổng cục Hải quan là đơn vị chủ trì xây dựng Nghị định quy định xác minh xuất xứ đối với hàng hóa nhập khẩu... Nguồn: Internet.

Bộ Tài chính đã giao Tổng cục Hải quan là đơn vị chủ trì xây dựng Nghị định quy định xác minh xuất xứ đối với hàng hóa nhập khẩu... Nguồn: Internet.

Để thực hiện nhiệm vụ được giao, Bộ Tài chính mới đây đã ký quyết định số 440/QĐ-BTC ban hành Kế hoạchthực hiện Hiệp định CPTPP của Bộ Tài chính. Trong đó, Bộ Tài chính đã giao Tổng cục Hải quan là đơn vị chủ trì xây dựng Nghị định quy định xác minh xuất xứ đối với hàng hóa nhập khẩu, hợp tác hải quan và giám sát hải quan; xây dựng Thông tư quy định về xuất xứ trong CPTPP liên quan đến thực thi của cơ quan Hải quan; phối hợp vớiBộ Khoa học và Công nghệ xây dựngLuật sửa đổi một số Luật để thực thi Hiệp định CPTPPđối với Luật sở hữu trí tuệ liên quan đến kiểm soát hàng hóa xuất nhập khẩu.

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan đã ban hành Kế hoạch thực hiện Hiệp định trong lĩnh vực hải quan.

Theo đó, Tổng cục Hải quan sẽ tổ chức tuyên truyền, phổ biến các nội dung cam kết có liên quan đến lĩnh vực hải quan; tập huấn cho các cán bộ tại các đơn vị nghiệp vụ, cán bộ thực thi tại cửa khẩu về các cam kết cụ thể để đảm bảo việc thực hiện đúng, đầy đủ nội dung cam kết.

Trong công tác xây dựng pháp luật, Tổng cục Hải quan có kế hoạch xây dựng Thông tư hướng dẫn thực hiện các cam kết trong Hiệp định CPTPP (Chương 3 và 4 của Hiệp định) về kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong lĩnh vực hải quan.

 

Bên cạnh đó, Tổng cục Hải quan cùng phối hợp với Bộ Công Thương xây dựng Nghị định quy định xác minh xuất xứ đối với hàng hóa nhập khẩu, hợp tác hải quan và giám sát hải quan; phối hợp với Vụ HTQT của Bộ Tài chính xấy dựng Nghị định ban hành biểu thuế ưu đãi đặc biệt theo CPTPP;Tổng cục Hải quan sẽ cung cấp nội dung thông tin giới thiệu về cam kết và việc thực thi các cam kết có liên quan đến hải quan trong Hiệp định CPTPP cho Bộ Công Thương để đưa lên Cổng thông tin điện tử.

Ngoài ra, Tổng cục Hải quan sẽ phối hợp với Bộ Công Thương để xây dựng các Đề án như tăng cường sử dụng hệ thống cảnh báo sớm trong lĩnh vực phòng vệ thương mại; Đề án nâng cao năng lực phòng vệ thương mại trong bối cảnh tham gia các FTA mới…

Đồng thời, Tổng cục Hải quan sẽ phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng Luật sửa đổi một số Luật để thực hiện Hiệp định CPTPP đối với Luật sở hữu trí tuệ liên quan đến kiểm soát hàng hóa xuất nhập khẩu.

Nhằm triển khai Kế hoạch một cách chủ động, đồng bộ, Tổng cục Hải quan đã giao các đơn vị thuộc và trực thuộc triển khai các nội dung quy định về quy tắc xuất xứ thuộc Chương 3 và Quy tắc xuất xứ đối với hàng dệt may thuộc Chương 4 của Hiệp định; triển khai các nghĩa vụ về sở hữu trí tuệ trong Hiệp định gồm nghĩa vụ liên quan đến các yêu cầu đặc biệt liên quan tới các biện pháp tại biên giới (Điều 18, Điều 76, Chương 18).

Đồng thời, triển khai các nghĩa vụ về hợp tác, giám sát và xác minh đối với hàng dệt may nhằm ngăn chặn và xác minh vi phạm hải quan đối với hàng dệt may.

 

Các đơn vị sẽ triển khai các nghĩa vụ về quản lý và tạo thuận lợi thương mại tại Chương 5 của Hiệp định như: Nội dung về hợp tác hải quan (Điều 5.2); xác định trước về mã số (Điều 5.3); xác định trước về trị giá (Điều 5.3); xác định xuất xứ hàng hóa theo chương 3 (Điều 5.3); phản hồi các yêu cầu tư vấn hoặc cung cấp thông tin (Điều 5.4); thủ tục rà soát và khiếu nại (Điều 5.5); tự động hóa (Điều 5.6); hàng chuyển phát nhanh (Điều 5.7); xử phạt (Điều 5.8); quản lý rủi ro (Điều 5.9); giải phóng hàng (Điều 5.10); công bố (Điều 5.11); bảo mật (Điều 5.12).

Theo tapchitaichinh.vn
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm