Hội nhập TPP: Nỗi lo chất lượng sản phẩm nông nghiệp
Đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang ở giai đoạn đàm phán cuối cùng. Dự báo về tác động của TPP tới nền kinh tế Việt Nam, ngành chăn nuôi được đánh giá là bị tác động tiêu cực nhiều nhất.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) của Đại học Kinh tế thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, ngành nông nghiệp của Việt Nam trước ngưỡng cửa cạnh tranh toàn cầu hiện đại như hiện nay thì vấn đề không phải sản lượng mà vấn đề là chất lượng sản phẩm của nông nghiệp.
Ông Thành cho rằng, ngành nông nghiệp để đạt được chất lượng nếu vẫn sử dụng các phương pháp kinh doanh, canh tác truyền thống thì sẽ không thể cạnh tranh được với nước ngoài. Bởi, Việt Nam không có sự bảo đảm về an toàn thực phẩm nên hàng của Việt Nam khi đưa vào các nước này khó thể vượt qua được hàng rào phi thuế quan mà các nước sẽ thiết lập hoặc đã thiết lập rồi.
"Vì thế, đang xuất hiện tình trạng hàng của Việt Nam đi các nước khác gặp phải rào cản gia nhập rất cao. Trong khi đó các nước khác vào Việt Nam thì gần như không gặp rào cản nào cả bởi vì rào cản thuế quan đã được gỡ bỏ và hàng rào thuế quan chúng ta hầu như là không có", Tiến sĩ Thành nhận định.
Cũng theo Tiến sĩ Thành, xét về lợi thế cũng như quy mô trong quá trình sản xuất nông nghiệp thì Việt Nam không có lợi thế đó bởi vì đất đai rất là manh mún và nguồn lực bị phân tán và năng suất rất là thấp nên chúng ta không thể cạnh tranh được với những nước đã có hàng trăm năm phát triển và cơ cấu lại thị trường nông nghiệp. Chúng ta khó theo được tiêu chuẩn, quy trình sản xuất vệ sinh mà các nước tham gia Hiệp định đã đề ra.
"Tất cả những điều đó cho thấy ngành nông nghiệp Việt Nam đặc biệt là ngành chăn nuôi sẽ đứng trước những cái khó khăn", lãnh đạo Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách cho biết.
Theo ông Thành, ngành chăn nuôi của Việt Nam so với các ngành trong nông nghiệp thì không phải là ngành có nhiều lợi thế so với những ngành như là ngành trồng trọt...Bởi chúng ta cũng phải chịu nhiều khó khăn, đặc biệt là vấn đề về nguồn lực, huy động nguồn lực và các cơ hội của đầu tư vào thị trường kinh doanh, riêng ngành chăn nuôi thì những ngành như là đại gia súc hoặc là các ngành về sữa thì đều gặp sự cạnh tranh rất mạnh của những nước có lợi thế rất lớn như là Mỹ, Úc, Newzeland.
"Ngành chăn nuôi hiện nay gặp rất nhiều các rào cản ở cấp độ vi mô như là vấn đề về đất đai, vấn đề về nguyên liệu, vấn đề về tổ chức sản xuất, thị trường, kết nối thị trường... Tất cả những yếu tố này nếu chúng ta không xây dựng, tháo gỡ hoặc có phương án kịp thời để các doanh nghiệp phát triển thì chúng ta sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi tham gia vào các hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là TPP", Tiến sĩ Thành nhận định.
Minh bạch thông tin là vấn đề cốt lõi
Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) của Đại học Kinh tế thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết, khi gia nhập TPP, vấn đề minh bạch thông tin về thị trường là rất quan trọng, có thể quyết định đến thành bại của mỗi doanh nghiệp cả thị trường trong và ngoài nước.
"Thị trường trong nước sẽ gặp sự cạnh tranh rất lớn từ 2 nhóm, một là doanh nghiệp nước ngoài, 2 chính là những nhóm doanh nghiệp trong nước. Các điều kiện sản xuất và các yếu cầu của các đối tác quốc tế phải minh bạch hơn về thông tin thì người tiêu dùng Việt Nam sẽ biết để lựa chọn những mặt hàng ở trong nước mà cần" ông Thành lý giải
Chính vì thế, ông Thành cho rằng, nhà nước nên có những biện pháp minh bạch về thông tin về nguồn gốc xuất sứ, vì nó rất quan trọng để người Việt Nam tìm được, lựa chọn được những mặt hàng mà tiêu dùng truyền thống mang tính chất là đặc sản địa phương thay vì bị chiếm lĩnh trên thị trường.
Tiến sĩ thành cũng cho rằng, đối với thị trường dựa trên nhiều trên các hộ nhỏ lẻ mà muốn sản xuất lớn thì Việt Nam buộc phải có sự thay đổi, phải đưa doanh nghiệp vào các thị trường đó để có thể tổ chức lại với nông dân để tăng quy mô sản xuất lên theo chiều hướng một quy trình kỹ thuật cũng như là về xâm nhập về thị trường, tiếp cận với thị trường có hệ thống hơn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng ngày 23/1/2025: Chạm đỉnh cao nhất hơn 11 tuần qua
Việt Nam đứng thứ ba về xuất khẩu gạo sang Singapore
Giá nông sản ngày 23/1/2025: Cà phê tăng vọt, hồ tiêu nhích nhẹ
Giá ngoại tệ ngày 23/1/2025: USD phục hồi nhẹ sau chuỗi ngày giảm
Giá heo hơi ngày 23/1/2025: Ổn định trên toàn quốc dịp cận Tết
Thales tiếp tục cung cấp dịch vụ bảo trì cho đội bay của Vietnam Airlines