Thị trường

Hội nhập TPP và AEC: Bất lợi cho ngành chăn nuôi?

(DNVN) - Theo Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi - Bộ NN&PTNT Tống Xuân Chinh, ngành chăn nuôi sẽ gặp nhiều khó khăn khi Hiệp định Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) có hiệu lực.

Khó cạnh trạnh với Úc và Mỹ

Ông Chinh cho biết, hiện tại Mỹ là trong trong những nước có điều kiện kinh tế, khoa học công nghệ cũng như là sản phẩm giống, thức ăn chăn nuôi rất là lớn và chăn nuôi gà công nghiệp rất là phát triển vì vậy giá thành sản xuất rất là rẻ và rất cạnh tranh so với sản phẩm của Việt Nam. 

Ngành chăn nuôi sẽ gặp nhiều bất lợi khi Hội nhập TPP và AEC.
Ngành chăn nuôi sẽ gặp nhiều bất lợi khi Hội nhập TPP và AEC.

"Tôi vừa nghiên cứu 1 báo cáo của Bộ Nông nghiệp Mỹ, gà công nghiệp lông trắng của Việt Nam có giá 29-30 nghìn đồng/kg gà hơi. Trong khi đó, giá đùi gà Mỹ nhập khẩu trên thị trường Việt Nam hiện khoảng 20 nghìn đồng/kg. Từ đó, có thể thấy sức cạnh tranh của gà công nghiệp sản xuất tại Việt Nam sẽ ở mức nào sau khi gia nhập TPP", ông Chinh dẫn chứng.

Theo ông Chinh, để tạo ra sức cạnh tranh hơn và chống chọi với các Hiệp định tự do thương mại, đối với ngành chăn nuôi và đối với sản phẩm gia cầm thì cần phải thực hiện cải cách theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. 

"Trước hết, chúng ta phải loại bỏ được một số khâu trung gian liên quan đến làm tăng giá thành. Ví dụ như 6-7% về giống, 9-10% về thức ăn chăn nuôi, các khâu trung gian về giết mổ 8-12%, cộng lại rồi so sánh với các sản phẩm của nước ngoài thì chúng ta thấy nó rất là lớn các khâu trung gian của chúng ta như vậy", ông Chinh chia sẻ.

"Tiếp theo, Việt Nam phải mở rộng quy mô, đối với chung ta chăn nuôi vẫn còn trên 50% sản phẩm gia cầm từ chăn nuôi nông hộ, chính vì vậy để đảm bảo mở rộng quy mô thì phải giúp cho người dân tiếp cận được nguồn vốn, tiếp cận được đất đai để mở rộng sản xuất, đồng thời phải hỗ trợ cho người chăn nuôi gia cầm liên kết sản xuất lại thông qua các hình thức như tổ hợp tác, đội hợp tác, hợp tác xã, để thông qua đó họ có quy mô lớn hơn, có sức cạnh tranh lớn hơn và người ta mua được các sản phẩm đầu vào với một giá thành cạnh tranh hơn và bán được sản phẩm phù hợp hơn trong việc mặc cả với các đối tác thu mua trên thị trường", ông Chinh chia sẻ thêm.

Cũng theo vị Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, trong thời gian tới Việt Nam cũng phải chủ động dần các nguồn thức ăn chăn nuôi để phục vụ cho chăn nuôi gia cầm. 65-70% giá thành thức ăn chăn nuôi đóng góp cho các sản phẩm gia cầm và các sản phẩm khác cho nên khi chúng ta bình ổn và hạ được giá thành thức ăn chăn nuôi thì nó đóng góp rất lớn cho việc hạ giá thành sản phẩm. 

 

"Chúng ta cắt được các khâu trung gian về giống, về thức ăn chăn nuôi rồi về thu mua các sản phẩm, thì đây là một bước rất quan trọng để chúng ta tạm thời có thể giảm cái giá thành sản xuất và nâng cái sức cạnh tranh của sản phẩm chăn nuôi", ông Chinh nhận định.

Cần có giải pháp kịp thời

 Theo ông Tống Xuân Chinh, khi tham gia vào TPP và AEC, ở góc độ kinh tế vĩ mô thì các nước tham gia đều có lợi. Tuy nhiên, đứng trên góc độ từng ngành thì lại có tác động nhất định và đối với ngành chăn nuôi được đánh giá là ngành có bất lợi nhất đối với Việt Nam khi tham gia TPP và AEC.

Tuy nhiên, ông Chinh cũng cho biết, Việt Nam còn đủ thời gian và ngay từ bây giờ phải có sự chuẩn bị đối phó với các hiệp định tự do thương mại bằng việc thực hiện tốt cải cách trong ngành chăn nuôi, tổ chức lại để mà giảm được cái giá thành sản xuất và nâng cao sức cạnh tranh lên. 

"Một cách thông thường, ngoài hàng rào thuế thì chúng ta cũng phải áp dụng các hàng rào kỹ thuật đối với Việt Nam. Tuy nhiên hàng rào kỹ thuật đòi hỏi phải có các phòng thí nghiệm rất là chuẩn, có khoa học và công nghệ để chúng ta đảm bảo rằng tất cả các mặt hàng nhập khẩu về Việt Nam đặc biệt là các loại thực phẩm từ gia cầm, thịt lợn, thịt bò phải đảm bảo được vệ sinh an toàn thực phẩm thì đây là cái rất quan trọng để chúng ta thực hiện", ông Chinh nhận định.

 

Cũng theo ông Chinh, ngay từ bây giờ Việt Nam cần phải khẩn trương để thực hiện những đề án tái cơ cấu ngành chăn nuôi để góp phần đưa những sản phẩm của Việt Nam cạnh tranh được với các nước khác. Các sản phẩm về vịt, trứng vịt, các sản phẩm lợn có giá trị cao, các sản phẩm thịt lợn của chúng ta vấn có thể cạnh tranh được ngay trên sân nhà.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp lớn đầu tư cho ngành chăn nuôi đang là một hy vọng để các doanh nghiệp này có trình độ KHCN cũng như vốn liếng, quy trình sản xuất hiện đại thì đây là những doanh nghiệp tương lai có đủ các sản phẩm để cạnh tranh với hàng nhập khẩu thí dụ như Vinamilk, TH, HAGL, Đức Long Gia Lai, đấy là những công ty lớn như vậy thì thực sự là niếm hy vọng cho ngành chăn nuôi sau này. 

Còn lại ở quy mô chăn nuôi nông hộ Việt Nam cũng cần phải có những chính sách để tiếp tục giúp đỡ người dân để tránh được những cú sốc tạm thời trong quá trình hội nhập.

LANH CHANH
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo