Hôm nay (5/12), thông xe toàn tuyến cao tốc Hà Nội – Hải Phòng
Được biết, dự án cao tốc Hà Nội - Hải Phòng được Tổng công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam (chủ đầu tư) khởi công từ tháng 5/2008, đi qua 4 tỉnh, thành phố gồm Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng với tổng chiều dài 105 km (riêng đoạn qua thành phố Hải Phòng là 33km) với tổng mức đầu tư hơn 45.000 tỷ đồng (hơn 2 tỷ USD).
Tuyến đường bắt đầu từ vòng xoay cắt đường vành đai 3 thuộc Thạch Bàn, Long Biên, Hà Nội. Điểm cuối là cảng Đình Vũ, Quận Hải An, TP Hải Phòng. Tuyến đường được thiết kế 6 làn xe, 2 làn dừng khẩn cấp, 54 cầu vượt.
Bề mặt đường được thiết kế theo tiêu chuẩn AASHTO 1993 và được kiểm toán theo tiêu chuẩn Việt Nam 22TCN211-06. Đây là tuyến đường đầu tiên ở Việt Nam được sử dụng bêtông nhựa polime dày 5cm phía trên để giảm khả năng hằn lún vệt bánh xe khi xe chở quá tải đi vào.
Tốc độ tối đa 2 làn trong là 120km/h, tối thiểu 80km/h. tương ứng là 100km/h và 60km/h với làn ngoài, rút ngắn thời gian chạy xe từ Hà Nội xuống Hải Phòng còn 1 giờ.
Hai bên đường sẽ được trồng cây xanh, ước tính mỗi bên rộng khoảng 20m.Đèn phản quang được thiết kế đính trên bề mặt dải phân cách, cao hơn vị trí đèn các phương tiện nhằm tránh chói mắt.
Trên tuyến đường bố trí 2 trạm thu phí lớn tại vị trí đầu tuyến tại Km10+600 thuộc địa phận Hưng Yên với qui mô 14 làn thu phí và cuối tuyến tại Km94+900 thuộc địa phận Hải Phòng với quy mô 16 làn thu phí. Các trạm thu phí khác bố trí trên nút giao với các đường quốc lộ với quy mô 4-10 làn thu phí.
Ngoài ra, trên tuyến đường có 1 trạm dịch vụ tại km53+600 (tỉnh Hải Dương), 2 trạm dừng chân tại Km 24+600 (tỉnh Hưng Yên) và tại Km 76+900 (TP Hải Phòng).
Theo nguồn tin từ báo VnExpress, để hoàn vốn đầu tư, Tổng công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam (VIDIFI) được Chính phủ cho quyền quyết định mức thu phí đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng theo từng thời kỳ; kinh doanh các dịch vụ, cơ sở hạ tầng kỹ thuật trong phạm vi đường và được độc quyền kinh doanh quảng cáo dọc theo tuyến đường; Quản lý, thu phí ở hai trạm thu phí trên Quốc lộ 5; Được đầu tư các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng các khu đô thị, khu công nghiệp, các khu dịch vụ, hậu cần phục vụ dọc tuyến với đường cao tốc và một số quyền khác.
Theo đó, tuyến đường được VIDIFI áp dụng mức phí khoảng 1.500 đồng/km với xe tiêu chuẩn, phân thành 5 nhóm xe và tính phí theo quãng đường thực đi.
Cụ thể, chủ đầu tư đã đưa ra mức phí toàn tuyến từ vành đai 3 Hà Nội đến cảng Đình Vũ (Hải Phòng) cho mỗi lượt xe dưới 12 chỗ, xe tải dưới 2 tấn là 160.000 đồng; cao nhất là 840.000 đồng cho xe tải trên 18 tấn, xe container.
Chặng từ Hà Nội đến nút giao đường tỉnh 353 để đi Đồ Sơn hoặc vào trung tâm Hải Phòng có mức phí thấp nhất là 145.000 đồng, cao nhất là 765.000 đồng.
Chặng Hà Nội đến nút giao quốc lộ 38B thuộc tỉnh Hải Dương có mức phí thấp nhất là 75.000 đồng, cao nhất là 100.000 đồng. Chặng Hà Nội đến nút giao quốc lộ 39 thuộc tỉnh Hưng Yên mức phí thấp nhất là 30.000 đồng, cao nhất là 170.000 đồng.
Phương tiện đi vào trạm thu phí sẽ dừng lại nhấn nút lấy thẻ trong máy phát tự động. Sau khi nhận thẻ, barrier sẽ tự động mở cửa cho xe đi qua. Theo dữ liệu trên thẻ, nhân viên thu phí tại cửa ra sẽ tính mức phí, thu tiền và in hóa đơn cho khách hàng. Nếu lái xe làm mất hoặc hỏng thẻ sẽ phải bồi thường 200.000 đồng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá ngoại tệ ngày 22/11/2024: USD đạt đỉnh 13 tháng, chạm mốc 107,05 điểm
Giá vàng trong nước ngày 22/11: Tiếp tục tăng mạnh
Đề xuất ưu đãi thuế cho doanh nghiệp doanh thu thấp
Giá vàng thế giới: Tăng mạnh, đạt đỉnh hơn một tuần qua
Giá nông sản ngày 22/11/2024: Cà phê, hồ tiêu đồng loạt tăng mạnh
Giá heo hơi ngày 22/11/2024: Duy trì trạng thái ổn định trên cả nước