Hy vọng chiếc máy bay của Malaysia bị bắt cóc
Ngày hôm qua (14/3), Việt Nam tiếp tục sử dụng 5 máy bay (3 AN 26, 1 CASA bay tìm kiếm tại hiện trường; riêng 1 thủy phi cơ DHC 6 trở về Cam Ranh, trên đường kết hợp quan sát khu vực rừng Tây nguyên); 7 tàu thực hiện cuộc tìm kiếm máy bay MH 370 của Malaysia Airlines mất tích, Nhưng vẫn chưa tìm thấy vết tích nào mới.
Trung tá Nguyễn Ngọc Sơn - Phát ngôn viên của Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn cho biết, chiều qua, Văn phòng Ủy ban Quốc gia TKCN nhận được công văn của cục lãnh sự Bộ Ngoại giao Việt Nam về việc vùng lãnh thổ Đài Loan xin cấp phép phương tiện để tham gia TKCN máy bay Malaysia mất tích gồm 4 tàu cứu hộ, 1 máy bay C130. Việt Nam đang xem xét trường hợp này.
Sở chỉ huy TKCN hàng không cho biết, đến hết ngày 14/3, tổng cộng 14 máy bay các loại của Việt Nam đã tiến hành tìm kiếm trên một khu vực rộng lớn ở phần phía nam vùng FIR Hồ Chí Minh từ phía tây sang kinh tuyến 106, 30 với diện tích 196.000km2.
Ngày hôm nay (15/3), Việt Nam vẫn tiếp tục duy trì một cách hợp lý phương thức tìm kiếm máy bay mất tích với 2 máy bay AN 26 và 1 CASA tìm kiếm trên không tại khu vực máy bay mất tín hiệu trong vùng trách nhiệm thông báo bay của Việt Nam. Bên cạnh đó, các tàu sẽ tạm thời duy trì tìm kiếm tại chỗ.
Ở một diễn biến khác, ngày14/3, hãng tin Reuters dẫn các nguồn tin hiểu rõ cuộc điều tra về chuyến bay mất tích của Malaysia cho biết các nhà điều tra đang củng cố giả thiết chiếc máy bay bị không tặc, bởi có bằng chứng cho thấy chiếc máy bay đã bay ngang qua bán đảo Malay hướng về phía quần đảo Andaman của Ấn Độ, nằm giữa biển Andaman và vịnh Bengal.
Hai trong số các nguồn tin trên cho biết tại thời điểm radar quân đội phát hiện chiếc máy bay lần cuối cùng ở bờ biển phía tây bắc Malaysia, nó đang bay theo một lộ trình nằm giữa các điểm dẫn đường hàng không; và có khả năng một ai đó đã tắt hệ thống thông tin liên lạc trên máy bay. Họ còn cung cấp những chi tiết mới về hướng đi của chiếc máy bay: nó đi theo các hành lang hàng không được nhận dạng trên bản đồ mà các phi công thường dùng, đó là hai tuyến N571 và P628.
Chi tiết hơn, các quan chức trên cho biết radar quân đội xác định vị trí cuối cùng khi chiếc MH370 mất liên lạc với trạm kiểm soát không lưu dân dụng, được xác định ở độ cao khoảng hơn 10km, ngoài khơi phía đông Malaysia khoảng 144km, hướng về phía Việt Nam, gần với điểm dẫn đường hàng không có tên gọi "Igari" vào lúc 1h21 sáng 8/3 (tức 0h21 giờ Việt Nam).
Radar quân đội Malaysia cho thấy chiếc máy bay đã quay đầu rất nhanh về hướng điểm dẫn đường hàng không "Vampi", ở đông bắc tỉnh Aceh của Indonesia và một điểm dẫn đường hàng không dùng cho các máy bay bay theo tuyến N751 để đến Trung Đông.
Bộ trưởng quốc phòng kiêm quyền Bộ trưởng giao thông Malaysia – ông Seri H. Hussein cho hay, có những khả năng máy bay bị khống chế hoặc nổ tung.
Ông Hussein cho biết các thiết bị sử dụng cho cuộc điều tra và tìm kiếm dấu vết máy bay rất tối tân và Malaysia sắp đón nhận thêm nhiều thiết bị tối tân khác với sự giúp đỡ từ quốc tế.
“Hai ngày trước, khu vực tìm kiếm đã được mở rộng đến vùng biển Andaman. Cùng với các đối tác quốc tế, chúng tôi đang thúc đẩy tìm kiếm hơn nữa về phía biển Đông, và sâu hơn ở Ấn Độ Dương. Chúng tôi không muốn gì hơn là tìm thấy chiếc máy bay càng nhanh càng tốt. Chúng tôi rất biết ơn sự hỗ trợ của bạn bè và các nước láng giềng, những người tiếp tục hỗ trợ bằng cách chia sẻ dữ liệu lẫn nguồn lực giúp Malaysia tìm kiếm MH370”, ông Hussein nói.
Trong khi đó trên trang Straits times thì đưa ra thông tin: Người thân của hành khách và phi hành đoàn hy vọng máy bị không tặc bắt cóc tống tiền, như vậy vẫn cònkhả năng sống sót. Phía Malaysia vẫn đang rất nỗ lực, nhưng sau 7 ngày không có lấy một thông tin chính xác, người thân của 239 người trên chuyến bay MH370 ngày càng giận giữ.
Hơn 300 người thân của các hành khách Trung Quốc thường ngồi chật kín phòng chờ tại một khách sạn ở Bắc Kinh. Một số người bỏ dở chừng câu hỏi của mình, họ bật khóc, trong khi một số khách ngồi trong im lặng, thỉnh thoảng nhìn chăm chăm vào điện thoại, tìm kiếm những thông tin cập nhật về vụ tai nạn máy bay.
Chiều 14/3, tại Sở chỉ huy tiền phương tại Phú Quốc đã diễn ra buổi họp báo nhanh do ông Đoàn Hữu Gia- Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam chủ trì. Ông Đoàn Hữu Gia thông tin: Về đường không, chúng tôi tiếp tục tìm ở rừng ngập mặn ở Cà Mau, Rạch Giá (tỉnh Kiên Giang) và khu vực ven bờ, vùng biển FIR TP.HCM. Về đường biển, hôm nay chúng tôi đã mở rộng sang phía đông nam mũi Cà Mau. Với những nỗ lực từ phía Việt Nam, phía Malaysia cảm ơn Việt Nam vì tích cực tìm kiếm máy bay mất tích và nhờ Việt Nam tiếp tục tìm kiếm. |
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cảnh báo mưa lớn gây sạt lở ở khu vực miền Trung, người dân cần chú ý đề phòng
Vượt qua nhiều đối thủ nặng ký, Việt Nam lần thứ 8 được vinh danh là "Điểm đến Golf tốt nhất châu Á năm 2024"
Một hãng hàng không lớn tuyển phi công tại Việt Nam
Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
Báo Pháp giới thiệu Việt Nam như một hình mẫu chuyển đổi nông nghiệp sinh thái
Dinh dưỡng đầy đủ cho mẹ và bé