ILO sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam thực hiện quyền lao động trong TPP
Việt Nam và các đối tác gần đây đã kết thúc đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) Liên minh Châu Âu (EU)-Việt Nam.
Các thỏa thuận này tham chiếu đến Tuyên bố của ILO về các Nguyên tắc và Quyền cơ bản trong lao động (1998), ràng buộc các nước thành viên ILO với việc tôn trọng và tuân thủ tám công ước cơ bản của ILO trong các lĩnh vực chủ yếu về tự do liên kết, quyền tổ chức và thương lượng tập thể, xóa bỏ lao động cưỡng bức, lao động trẻ em và phân biệt đối xử tại nơi làm việc.
Do quyền tự do liên kết của người lao động là một điều khoản trong Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), ông Chang-Hee Lee, Giám đốc Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tại Việt Nam cam kết ILO sẽ hỗ trợ Việt Nam để có thể đáp ứng được những cam kết về lao động quy định trong Hiệp định TPP.
ILO cũng hoan nghênh nỗ lực của Chính phủ về phê chuẩn 3 công ước cơ bản trong những năm sắp tới, bên cạnh 5 công ước cơ bản đã được phê chuẩn trước đó. 3 công ước mới ILO nhắc tới gồm có quyền tự do liên kết và quyền bảo vệ tổ chức, 1948; quyền tổ chức và thương lượng tập thể, 1949 và xóa bỏ lao động cưỡng bức, 1957.
“Các cam kết của Chính phủ đối với các tiêu chuẩn của ILO về tự do liên kết và công nhận hiệu quả quyền thương lượng tập thể cho thấy Việt Nam sẵn sàng tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc phổ quát được duy trì bởi các quốc gia thành viên của ILO", Giám đốc ILO Việt Nam Chang-Hee Lee phát biểu.
Theo chương lao động của Hiệp định TPP và Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam, để thụ hưởng đầy đủ các lợi ích từ các điều khoản có lợi được đề cập trong các hiệp định thương mại tự do, Việt Nam có nghĩa vụ cải cách cả hệ thống pháp luật và các thiết chế và thực hành của mình, để đảm bảo thực hiện các nguyên tắc và quyền cơ bản trong lao động.
Chẳng hạn hệ thống quan hệ lao động của Việt Nam sẽ cho phép người lao động và người sử dụng lao động được tổ chức hoặc gia nhập tổ chức mà họ lựa chọn.
“Một hệ thống quan hệ lao động dựa trên quyền tự do liên kết và việc công nhận quyền thương lượng tập thể là một đặc điểm chung của các nền kinh tế thị trường hiện đại,”- người đứng đầu ILO Việt Nam cho biết và nhấn mạnh: Kinh nghiệm quốc tế cho thấy điều này đóng góp cho sự tăng trưởng công bằng hơn và quan hệ lao động hài hòa vì nó giúp tạo ra sự cân bằng quyền lực hơn giữa người lao động và người sử dụng và cho người lao động có tiếng nói trong việc xác lập tiền lương và các điều kiện làm việc thông qua đối thoại.”
Ông nói thêm rằng có sự hỗ trợ rộng rãi của cộng đồng quốc tế, bao gồm cả Hoa Kỳ và EU, cho cải cách thành công của Việt Nam. “ILO sẵn sàng hỗ trợ toàn diện không chỉ về mặt cải cách luật pháp, mà còn về mặt tăng cường năng lực của Chính phủ, các tổ chức của người lao động và người sử dụng lao động, và hoàn thiện các thiết chế và thực hành để Việt Nam có thể thụ hưởng đầy đủ các lợi ích của các FTAs. Quan trọng hơn nữa, điều này sẽ giúp đặt nền móng cho tăng trưởng bình đẳng dựa trên công bằng xã hội.” Ông cũng nói rằng Văn phòng ILO đang chờ đợi yêu cầu chính thức của Chính phủ về việc hỗ trợ của ILO.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá ngoại tệ ngày 22/1/2025: USD lao dốc ngược chiều giá vàng
Giá vàng thế giới đạt đỉnh cao nhất trong hơn hai tháng
Giá heo hơi ngày 22/1/2025: Không biến động trên toàn quốc
Giá nông sản ngày 22/1/2025: Hồ tiêu và cà phê đồng loạt tăng mạnh
Tết ông Công ông Táo: Hàng hóa phong phú, giá không tăng
Sản phẩm phục vụ thị trường ngày ông Công, ông Táo ưa chuộng 'combo'