Khám phá

"Ai là người đã thực sự hại chết Quan Vũ?", đáp án của nhà sử học Trung Quốc khiến tất cả ngỡ ngàng

Rốt cuộc, ai là người chịu trách nhiệm cho cái chết của Quan Vũ.

Phát hiện khảo cổ hiếm thấy trong lịch sử Trung Quốc: Quan tài tỏa mùi thơm, chuyên gia kinh ngạc khi nhìn vào trong / Bí ẩn trong ngôi mộ cháu trai 10 đời của Chu Nguyên Chương: Lịch sử nhà Thanh phải viết lại!

Thị phi thành bại còn lưu lại ngàn đời

Trong thời kỳ Tam quốc, cái chết của Quan Vũ rõ ràng ảnh hưởng không nhỏ tới đại cục, gây chấn động cả Hoa Hạ. Quan Vũ là một nhân vật tài giỏi, nhưng có phần kiêu căng ngạo mạn,"uy chấn Hoa Hạ", khiến Tào Tháo từng sợ hãi tới mức muốn dời đô, nhưng chưa được bao lâu đã thất trận, bỏ mạng. Cục diện thay đổi nhanh như chong chóng như vậy chẳng phải là do "ai đó đứng sau giật dây hay sao"?

Bản thân Quan Vũ đã có sức ảnh hưởng rất lớn, lại thêm sức nóng của tác phẩm "Tam Quốc diễn nghĩa" khiến cái chết của Quan Vũ luôn là chủ đề nóng hổi trong lịch sử Trung Quốc.

Từ góc độ tính cách của Quan Vũ, có người nhận định rằng nguyên nhân dẫn tới kết cục này chính là do "tính cách quyết định số phận". Một Quan Vũ ngạo mạn đã chủ quan đánh mất Kinh Châu, để lại bài học chua xót cho hậu thế. Vậy nên sống ở trên đời cần hết sức khiêm tốn mới có được kết quả viên mãn.

Nhưng cũng có người phân tích từ góc độ quân sự thuần túy lại nhận định rằng Quan Vũ chết là do thù trong giặc ngoài, giống như Sở Bá Vương Hạng Vũ năm đó bị bao vây tứ bề.

Khi đó, Quan Vũ có nằm mơ cũng không thể ngờ rằng trong nội bộ vị quốc cữu My Phương lại đầu hàng kẻ địch, "đứa cháu" thân thiết nhất, Lưu Phong thấy chết mà không cứu.

Bên ngoài thì có hai thế lực hùng mạnh là Tào Tháo và Tôn Quyền chầu trực sẵn sàng tung ra tất cả vương bài trong tay như Từ Hoảng, Trương Liêu, Vu Cấm, Lã Mông, Lục Tốn để đối phó với Quan Vũ. Trong khi đó, Quan Vũ chỉ thống lĩnh một nhánh quân Kinh Châu chống trọi với một đội quân hùng hậu và các danh tướng lẫy lừng. Giữa tình thế ngặt nghèo như vậy, Quan Vũ thất thế qua đời cũng là điều dễ hiểu.

Nhìn chung, trên đây là hai quan điểm chủ đạo về cái chết của Quan Vũ. Điểm khác biệt của hai quan điểm này chỉ gói gọn về cái nhìn của hậu thế dành cho Quan Vũ.

Ai là người đã thực sự hại chết Quan Vũ?, đáp án của nhà sử học Trung Quốc khiến tất cả ngỡ ngàng - Ảnh 2.

Một bên là "thuyết tính cách" đa phần đứng ở góc độ chê trách Quan Vũ, một bên là "thuyết bức tử", hàm ý ngợi khen Quan Vũ, đổ lỗi cho hoàn cảnh lúc bấy giờ.

Mặc dù "Tam Quốc diễn nghĩa" từng hơn một lần nhấn mạnh, dù đúng dù sai, dù thành dù bại, cuối cùng đều tan thành mây khói. Nhưng cuối cùng không những không thành "mây khói", những câu chuyện trong Tam Quốc vẫn tiếp tục hấp dẫn mọi người suốt nghìn năm.

Cái chết của Quan Vũ vẫn là đề tài tranh luận không ngừng nghỉ của bao thế hệ, đến mức khi một quan điểm mới đột ngột xuất hiện, lập tức đã gây chấn động tất cả mọi người. Quan điểm ấy là: Quan Vũ bị Gia Cát Lượng hại chết!

Quan Vũ có đúng là do Gia Cát Lượng hại chết?

Người đưa ra quan điểm này chính là nhà sử học nổi tiếng Trung Quốc: Chương Thái Viêm. Ông là tác giả của tác phẩm "Qiu Shu" (Cừu Thư), nổi tiếng khó hiểu với cả các học giả.

Bị đánh giá khó hiểu như vậy, đáng lý tác phẩm này sẽ khó mà nổi tiếng. Thế nhưng sự thật lại hoàn toàn ngược lại, vì một chương mang tên "Chính Cát" trong tác phẩm, "Qiu Shu" được biết đến khá rộng rãi.

Nội dung chủ yếu của chương này bàn về Gia Cát Lượng, tung ra con át chủ bài, chính là ba chứng cứ, chứng minh: Cái chết của Quan Vũ là do Gia Cát Lượng mượn tay Tôn Quyền gây ra, hơn nữa còn phân tích được một cách mạch lạc, rõ ràng. Vậy cụ thể nội dung từng quan điểm đó là như thế nào?

Thứ nhất, phân tích từ góc độ năng lực của Gia Cát Lượng.

Gia Cát Lượng là một nhân tài, túc trí đa mưu, trăm phương ngàn kế, chẳng những thế lại biết nhìn xa trông rộng, tầm nhìn sắc bén. Ông ta cũng có khả năng nắm bắt thời cơ nhạy bén. Vậy tại sao khi Quan Vũ bại trận lại không hề thấy Gia Cát Lượng đề cập hay mang binh đi chi viện?

Vì thế, Chương Thái Viêm kết luận: Gia Cát Lượng kiêng dè Quan Vũ, muốn nhân cơ hội này, một nhát trừ khử cái gai trong mắt.

Ai là người đã thực sự hại chết Quan Vũ?, đáp án của nhà sử học Trung Quốc khiến tất cả ngỡ ngàng - Ảnh 4.

Thứ hai, phân tích từ góc độ bản thân Quan Vũ.

Theo Thái Viêm, Quan Vũ có công nhưng không có tội, là vật ngáng đường trên hành trình quyền lực của Gia Cát Lượng. Nếu như công khai giết Quan Vũ, người đời sẽ không phục.

Vậy nên nhân cơ hội này, Gia Cát Lượng mượn tay Đông Ngô giết hại Quan Vũ, một mũi tên trúng hai đích. Gia Cát Lượng vừa có thể diệt trừ được đối thủ, lại không cần xuất đầu lộ diện, trải đường cho bản thân lên nắm quyền.

Bằng chứng chính là nhân cái chết của Quan Vũ, Gia Cát Lượng thúc ép Lưu Bị giết nghĩa tử Lưu Phong. Quan Vũ và Lưu Phong đều thuộc cùng một tuýp người, tính cách mạnh mẽ, ngang ngược nhưng có sức ảnh hưởng lớn, đồng thời cũng là người mà Lưu Bị thân thiết nhất.

Chính vì thế, Gia Cát Lượng mượn cái chết của Quan Vũ, trừ khử Lưu Phong để sau này kiểm soát Lưu Thiền, đặt nền móng vững chắc cho quyền lực của bản thân.

Thứ ba, phân tích từ góc độ công kích đối thủ, độc chiếm vương quyền.

Khi phân tích hai quan điểm trên có thể thấy Gia Cát Lượng luôn muốn lên nắm đại quyền, bởi thế ông ta bắt buộc phải tấn công hoặc tiêu diệt kẻ thù trước mắt. Quan Vũ, Lưu Phong chính là đối tượng cần thủ tiêu, và sau này còn có thêm Lý Nghiêm.

Lý Nghiêm cũng là một vị trọng thần mà Lưu Bị tin tưởng gửi gắm con, cùng cấp bậc với Gia Cát Lượng, nhưng bị Gia Cát Lượng giáng chức xuống làm thường dân.

Mượn tay Tôn Quyền để giết Quan Vũ, rồi lại nhân cái chết của Quan Vũ để giết Lưu Phong, lấy lí do làm theo kỷ cương phép nước để giáng chức Lý Nghiêm. Sau này, không còn bất cứ ai có thể uy hiếp được vị trí của Gia Cát Lượng.

Ai là người đã thực sự hại chết Quan Vũ?, đáp án của nhà sử học Trung Quốc khiến tất cả ngỡ ngàng - Ảnh 6.

Ý kiến phản bác

Ba luận điểm của tác giả Chương Thái Viêm đủ sức gây chấn động ngay cả trong xã hội ngày nay chứ đừng nói tới trước đây, bởi nó hoàn toàn lật đổ hình ảnh tốt đẹp của Gia Cát Lượng trước giờ.

Đặc biệt khi mà các luận cứ này đều được phân tích một cách rõ ràng mạch lạc. Nhưng liệu rằng tác giả có chặt chẽ hay không? Chỉ thấy rằng, có vẻ như ông đã có suy luận, định tội Gia Cát Lượng trước rồi mới liệt kê ra được tội danh của ông ta.

Bác bỏ luận điểm đầu tiên

Quan Vũ lập chiến tích lẫy lừng, uy chấn Hoa Hạ, không lâu sau thì bại trận phải bỏ mạng. Sự kiện đầu tiên xảy ra vào tháng 10, năm 219 sau Công Nguyên (theo lịch âm), sự kiện thứ 2 nối ngay sau đó, là tháng 12, năm 219 sau Công Nguyên, cách nhau vẻn vẹn có 2 tháng.

Căn cứ vào điều kiện liên lạc trong thời Tam Quốc, việc truyền tin tức kịp thời từ Kinh Châu tới Thành Đô cho Lưu Bị và Gia Cát Lượng là một điều không thể. Lưu Bị và Gia Cát Lượng không thể kịp thời ứng phó. Thậm chí có thể khi Quan Vũ bị giết, Lưu Bị và Gia Cát Lượng vẫn còn đang chúc mừng chiến thắng nước dìm chết bảy đạo quân của Quan Vũ.

Gia Cát Lượng chỉ là người bằng xương bằng thịt, không phải thần tiên, trong khi quân cơ chiến sự thiên biến vạn hóa khôn lường, đâu phải mọi thứ đều nằm trong bàn tay Gia Cát Lượng? Trừ khi ông ta thực sự có khả năng "xuất quỷ nhập thần" như trong tác phẩm "Tam Quốc diễn nghĩa" mô tả thì đúng là không còn gì để bàn cãi.

Ở luận điểm thứ hai, Quan Vũ là danh tướng giỏi nhất trong đội quân của Lưu Bị, điều này mọi người đều công nhận. Thế nhưng khi đó, Gia Cát Lượng quản lý việc đối nội, quân sự đều nằm trong tay Lưu Bị. Vậy nên có thể nói, quyền lực của Gia Cát Lượng và Quan Vũ được phân định rõ ràng, không hề có bất kỳ xung đột nào.

Ai là người đã thực sự hại chết Quan Vũ?, đáp án của nhà sử học Trung Quốc khiến tất cả ngỡ ngàng - Ảnh 8.
Ảnh minh họa.

Còn về phía Lưu Phong, mang tiếng là nghĩa tử của Lưu Bị, nghĩa huynh của Lưu Thiền, nhưng con người này luôn hùng hổ, ngang ngược, không hề lo cho đại cục, và chỉ có Lưu Bị mới trấn áp được.

Một khi Lưu Bị qua đời, có thể sẽ gây phiền phức cho Lưu Thiền, khi đó Lưu Thiền sẽ phải xử trí ra sao? Trong khi nếu giết, thì bị mang tiếng huynh đệ tương tàn, mà nếu không giết thì khó mà xoa dịu được quần chúng. Quả thật, Lưu Phong chính là quả bom có thể nổ bất cứ lúc nào. Lưu Bị đứng ra xử lý là danh chính ngôn thuận nhất.

Ở luận điểm thứ ba, Gia Cát Lượng lên nắm quyền với mục đích gì? Ông không giống Tào Tháo "hiệp thiên tử lệnh chư hầu" (lợi dụng thiên tử để bắt các nước chư hầu phục tùng), cũng không phải như Tư Mã Chiêu, hoàng thượng không phục, cũng không ngại giết hại, mà một lòng hoàn thành đại nghiệp của nhà Hán, khuông phò Hán thất, lấy lại kinh đô.

Rõ ràng Chương Thái Viêm đã không đúng khi chứng minh Gia Cát Lượng là "kẻ lạm quyền". Về phần Lý Nghiêm, trong "Tam Quốc chí" viết rõ, Lý Nghiêm nói dối lương thảo không đủ, khiến Gia Cát Lượng đang tiến hành Bắc phạt thì phải dẫn binh quay về. Thế nhưng khi Gia Cát Lượng quay lại, ông ta lại giả vờ ngây ngô hỏi: ta đã chuẩn bị nhiều lương thảo như vậy, sao ông lại lui binh về?

 

Hành động Lý Nghiêm công khai cản trở đại nghiệp và vu oan cho Gia Cát Lượng còn nghiêm trọng hơn cả việc ông ta báo sai tình hình quân sự. Gia Cát Lượng không giết ông ta đã là tốt với ông ta lắm rồi.

Cú "bẻ lái" bất ngờ của chình tác giả "QIU SHU"

Chương Thái Viêm cho rằng "Gia Cát Lượng hại chết Quan Vũ", mặc dù phân tích 3 luận điểm hết sức mạch lạc rõ ràng nhưng lại chưa cân nhắc thấu đáo, gây ra nhiều tranh cãi lớn.

Đối mặt với sự việc này, Chương Thái Viêm nhiều năm sau đã có "cú bẻ lái" thật sự khó tin, khiến tất cả ngỡ ngàng. Ông thừa nhận chương "Chính Cát" chỉ là mượn chuyện xưa để nói chuyện nay, mỉa mai người đương thời.

15 năm sau, tác giả tiến hành sửa chữa lại bản gốc, đổi tên thành "Tư Cát", mang nghĩa hồi tưởng về Gia Cát Lượng. Tự bản thân tác giả lật đổ suy luận "Quan Vũ do Gia Cát Lượng hại chết" của mình.

 

Nhưng cái chết của Quan Vũ, kể từ đó có thêm "những lời đồn thổi", đến nỗi rất nhiều người đã lấy dẫn chứng từ "Chính Cát" của Chương Thái Viêm, phẫn nộ với Gia Cát Lượng mà không biết tại sao Chương Thái Viêm viết nên "Chính Cát" cũng như việc ông sớm đã đính chính lại bản gốc và sửa tên thành "Tư Cát".

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm