"Bức tranh quỷ" trong Bảo tàng Cố cung, hơn 800 năm ai xem cũng không hiểu, phóng to gấp 10 lần mới phát hiện chi tiết đáng kinh ngạc
12 bức ảnh vui chứng minh động vật cũng có thể làm được những điều không tưởng / Những bức ảnh 'siêu ngố' của các con vật khiến bạn không thể nhịn cười
Nền văn hóa dân tộc Trung Quốc từ khi bắt đầu đến nay đã trải qua hơn 5000 năm phát triển, trong quãng thời gian hơn 5000 năm ấy, các thế hệ người Trung Quốc đã sáng tạo ra vô vàn tác phẩm, văn vật phong phú, đầy độc đáo.
Trải qua các cuộc chiến tranh, theo dòng lịch sử, các văn vật lịch sử trở thành những di tích, của cải mang giá trị văn hóa trên con đường phát triển lịch sử xã hội của nhân loại. Đặc biệt trong đó chính là những tác phẩm hội họa, chúng không chỉ mang giá trị nghiên cứu quý giá về mặt lịch sử mà còn mang giá trị giáo dục và nghệ thuật khác biệt.
Tác phẩm hội họa nổi tiếng nhất của Trung Quốc là tác phẩm "Thanh minh thượng hà đồ", là tác phẩm được họa sĩ nổi tiếng thời Bắc Tống Trương Trạch Đoan sáng tác.
Với chiều dài 528,7 cm, rộng 24,8 cm, tác giả sử dụng phương pháp tán điểm thấu thị (tức là người họa sĩ lấy hướng nhìn từ trên xuống dưới, từ trước đến sau, từ gần đến xa, căn cứ theo tình huống để vận dụng linh hoạt, không có điểm nhìn cố định hay tiêu điểm cố định), đã khắc họa sinh động hình ảnh đô thành thời Bắc Tống thế kỷ 12 cùng cuộc sống sinh hoạt của các tầng lớp nhân dân trong xã hội bấy giờ.
Bức tranh là minh chứng cho cuộc sống phồn hoa của đô thành Biện Kinh thời Bắc Tống, đồng thời khắc họa lại khung cảnh sinh hoạt cùng kinh tế ở kinh đô Bắc Tống. Sau khi được phát hiện ra, bức họa "Thanh minh thượng hà đồ" đã trở thành 1 trong 10 danh họa được truyền từ đời này sang đời khác của Trung Quốc, được xem là bảo vật quốc gia, được trưng bày và lưu giữ tại Bảo tàng Cố cung.
Thực tế, trong Bảo tàng Cố cung còn lưu giữ rất nhiều bảo vật khác, trong đó quý giá nhất là các bức tranh chữ, những bức tranh chữ mang giá trị lịch sử khác nhau chiếm khoảng một nửa trong Bảo tàng Cố cung.
"Bức tranh Quỷ" trong bảo tàng Cố cung
Những tác phẩm vô cùng nổi tiếng trong Bảo tàng Cố cung không chỉ có riêng bức họa "Thanh minh thượng hà đồ" mà còn có một bức họa khác nổi tiếng vì sự khác biệt và phong cách kỳ lạ của nó, đó chính là bức họa "Khô Lâu huyễn hí đồ".
Đây là tác phẩm do vị danh họa Lý Tung thời Nam Tống vẽ nên, nội dung bức tranh kể về cảnh vui chơi của phụ nữ và trẻ nhỏ thời Nam Tống.
Khung cảnh chủ đạo trong bức tranh "Khô Lâu huyễn hí đồ" là không khí vui vẻ, yên bình, nhưng hình ảnh bộ xương chơi múa rối trong bức tranh lại chẳng ăn nhập với không khí đó, khiến người xem cảm thấy kỳ lạ.
Phải biết rằng là, vào thời cổ đại, người ta thường kiêng kỵ chuyện quỷ thần, những câu chuyện liên quan đến ma quỷ cũng rất ít khi được nhắc đến, vậy tại sao hình ảnh bộ xương lại xuất hiện trong bức tranh này? Liệu đằng sau nó ẩn giấu câu chuyện như thế nào?
Bấy giờ, khi bức tranh này được ra đời, rất nhiều người đều không thể hiểu được ý nghĩa bên trong đó là gì. Đến khi có được bức tranh, các chuyên gia cũng vẫn không thể hiểu hết ý nghĩa mà tác giả muốn truyền đạt là gì, trải qua hơn 800 năm, vẫn chẳng có ai có thể đưa ra câu trả lời chính xác.
Thực ra, bức tranh này có liên quan nhiều đến văn hóa thời kỳ Nam Tống, trong xã hội lúc bấy giờ, hình ảnh bộ xương thường được dùng để ẩn dụ một cách hài hước khi nói về người, nhưng theo thời gian trôi qua, cách so sánh này đã dần bị lãng quên, cũng chính vì lí do đó mà khi nhiều người khi thấy bức tranh này lại cảm thấy kỳ lạ.
Sau này, các chuyên gia đã phóng lớn bức họa gấp 10 lần, sau khi quan sát kỹ lưỡng tỉ mỉ mới phát hiện ra chi tiết đáng kinh ngạc.
Bộ xương trong bức tranh có tổng cộng 206 chiếc xương, điều này phải giải thích như thế nào?
Sự thực đúng là, cơ thể con người có tổng cộng 206 chiếc xương, nhưng vào thời đại bấy giờ, khi trình độ y học còn nhiều hạn chế và lạc hậu, con người liệu có thể hiểu rõ về cấu tạo cơ thể người đến vậy chăng?
Mặc dù bức họa này còn ẩn chứa nhiều điều kỳ lạ và bí ẩn, nhưng không thể phủ nhận tài năng hội họa trác tuyệt của Lý Tung. Trong xã hội phong kiến thời bấy giờ, ông có thể vẽ ra một bộ xương có thần thái đến vậy, lại có sự hiểu biết uyên thâm về cấu tạo cơ thể người đến vậy, quả là điều khiến mọi người phải kinh ngạc, tán dương.
Rõ ràng là để vẽ được nên bức họa này, Lý Tung đã phải nghiên cứu chi tiết về cơ thể người, không thể phủ nhận, sự kính nghiệp, chuyên nghiệp như vậy của người họa sĩ là vô cùng xứng đáng để chúng ta kính phục ông.
Bức họa này mang giá trị lịch sử to lớn, xứng đáng để các chuyên gia nghiên cứu và tìm hiểu về nó.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách