“Chiến dịch Cây tùng” - kế hoạch phá hoại New York của KGB
Top 5 địa điểm tình báo Liên Xô KGB đối mặt tình báo Mỹ CIA ở Moscow / “Cuộc chiến” ít được biết đến giữa Bộ Nội vụ và KGB Liên Xô
Phá đập
Các tài liệu được chuyển phương Tây vào năm 1992 bởi cựu nhân viên lưu trữ Ủy ban An ninh Nhà nước Liên Xô (KGB - КГБ) Vasily Mitrokhin đã cho thế giới biết về nhiều kế hoạch dù chưa bao giờ được thực hiện của tình báo Liên Xô, trong đó có phương án phá hoại ở Bắc Mỹ dưới cái tên "Chiến dịch Cây tùng" (tiếng Nga: “Кедр”, tiếng Anh là “Cedar”).
Nhiều tài liệu của kẻ đào ngũ đã được Christopher Andrew - nhà sử học của cơ quan tình báo Anh MI-5 - tiết lộ. Năm 2014, một số bản sao đánh máy do chính Mitrokhin thực hiện đã được tải lên Trung tâm Lưu trữ Churchill của Anh. Mặc dù mức độ xác thực của các tài liệu chưa được xác định, bối cảnh được đề cập trong đó là khá hợp lý. Trong thực tế, kế hoạch phá hoại của KGB ở Mỹ cũng được viết bởi một kẻ đào tẩu nổi tiếng khác - cựu sĩ quan Tổng cục Tình báo Bộ Tổng Tham mưu (GRU - ГPY) Viktor Suvorov.
New York - một trong những mục tiêu phá hoại của KGB trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh; Nguồn: tripadvisor.es |
Theo dữ liệu của Mitrokhinsky, từ năm 1959 đến năm 1972, các đặc vụ Liên Xô đã tích cực thu thập thông tin về hệ thống cung cấp điện của Mỹ. Dựa trên nghiên cứu các bức ảnh và sơ đồ, các đối tượng dễ bị tổn thương nhất đã được chọn. Cùng với các mục tiêu khác, kế hoạch đã được lập ra để tấn công các đập khổng lồ của nhà máy thủy điện Hungry Horse Dam và Flathead Dam ở tiểu bang Montana.
KGB cho rằng một trong những mục tiêu của họ ở Montana - đập Flathead - là một cấu phần quan trọng của hệ thống cung cấp năng lượng lớn nhất thế giới. Cục V KGB đã xác định một điểm (có mật danh DORIS) trên sông South Fork, cách đập khoảng 3km về phía hạ lưu, nơi họ có thể phá một loạt trụ trên sườn núi dốc và người Mỹ sẽ mất nhiều thời gian để phục hồi - Christopher Andrew viết trong cuốn sách “Lưu trữ Mitrokhin: KGB ở châu Âu và phương Tây".
Đập Hungry Horse (tiểu bang Montana) - mục tiêu tấn công của KGB; Nguồn: nwd.usace.army.mil |
Kế hoạch tấn công đập Hungry Horse trước hết ưu tiên phá hủy các tháp truyền tải điện trên sườn núi. Lợi dụng việc mất điện, các điệp viên Liên Xô sẽ thâm nhập vào hệ thống kiểm soát đập và phá hủy nó. Ngoài các mục tiêu ở Montana, KGB cũng đã lên kế hoạch vô hiệu hóa dòng thác trên sông Delaware trong Công viên Big Spring. Chiến dịch này được điều phối từ một ngôi nhà an toàn ở Harrisburg, tiểu bang Pennsylvania.
Mất điện diện rộng ở New York
Nếu KGB đã đạt được mục tiêu của họ, nhiều thành phố ở bang New York, bao gồm cả khu đô thị chính, sẽ mất điện. Để tăng sự hoảng loạn và bất ổn, các đặc vụ Liên Xô sẽ phải lợi dụng việc mất điện để thực hiện các vụ nổ ở cảng New York. Cùng với việc đó, có thể sử dụng kich bản các hành động phá hoại cụ thể từ các sự kiện năm 1977 - khi do một tai nạn vào đêm 13-14 tháng 7, New York thực sự bị bao trùm trong bóng đêm. Mất trật tự, bạo loạn và cướp bóc hàng loạt bắt đầu xảy ra trong thành phố. Để đánh lạc hướng chính quyền và thắp sáng đường, bọn tội phạm đã gây ra hàng ngàn điểm cháy. Trong số 100 nghìn thanh niên hung ác, cảnh sát chỉ giam giữ một phần nhỏ, phần còn lại không phải chịu hình phạt.
Cháy ở Canada
Ngoài tấn công ở Mỹ, KGB còn có ý định đốt các đường ống dẫn dầu và khí đốt ở miền nam Canada (có một phương án cùng tên gọi là “Chiến dịch Cedar” chỉ đề cập đến phần này của kế hoạch). Các nhà máy lọc dầu của Canada bị phá hủy sẽ gây khó khăn cho việc cung cấp nhiên liệu cho các nhà máy điện của Mỹ.
Đập Flathead (tiểu bang Montana) - mục tiêu nhắm tới của KGB; Nguồn: commons.wikimedia.org |
Có thể dễ dàng hình dung rằng, các điệp viên Liên Xô vào một thời điểm có thể làm suy yếu nghiêm trọng nền kinh tế của hai quốc gia NATO quan trọng và gây ra sự bất ổn chính trị tại đó. Vào thời điểm này, có thể Liên Xô thực hiện một số hành động gây hấn, hoặc ngược lại, sẽ đề nghị “giúp đỡ người dân Mỹ trong thời điểm khó khăn” cho mục đích tuyên truyền.
Tài liệu lưu trữ của Mitrokhin không đề cập đến lý do tại sao “Chiến dịch Cây tùng” không được thực hiện, nhưng có khả năng Moscow chỉ đơn giản là sợ các hiệu ứng địa chính trị sẽ xảy ra nếu sự thật về vụ phá hoại bị phanh phui. Mặc dù mối đe dọa Liên Xô trong những năm 1950 và 70 là khá thực tế, nhưng ở Mỹ, không giống như Ý và Anh, các tiết lộ của Mitrokhin không trở thành lý do cho một cuộc điều tra nghiêm túc. Điều đáng nói thêm là CIA - cơ quan mà cựu nhân viên lưu trữ KGB muốn phục vụ - đã từ chối hợp tác với y, coi các tài liệu đó không có giá trị.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Quái vật Bigfoot hiện nguyên hình giữa màn đêm, ảnh cận cảnh khiến netizen thế giới sửng sốt?
Điều gì sẽ xảy ra nếu phi hành gia đi tè trên mặt trăng? Hậu quả vô cùng kinh khủng
Bạn có biết loại cây duy nhất này chỉ Việt Nam mới có, chưa từng xuất hiện trên thế giới
Việt Nam có một loài cá 'quý như vàng', xếp vào hàng những loại cá đắt đỏ nhất thế giới, có bộ phận bán giá gần 2 tỷ
Quốc gia dự trữ vàng nhiều nhất thế giới: Gấp 4 lần Trung Quốc, 3 nước châu Âu cộng lại cũng không bằng
Ngay gần Việt Nam có một hồ nước giá trị 12 nghìn tỷ, hồ nước chứa 'báu vật' gì mà đắt đỏ đến vậy?