Khám phá

“Con đường nước mắt” - Chương đen tối của lịch sử Hoa Kỳ (Kỳ 1)

“Con đường nước mắt” là hành trình của hơn 17.000 người da đỏ thuộc bộ tộc Cherokee di dời từ vùng đất quê hương của họ ở phía Đông sông Mississippi sang phía Tây con sông dưới lệnh của chính quyền liên bang Hoa Kỳ và tiểu bang Georgia vào những năm 1838 và 1839.

Phát hiện người da đỏ tưởng đã tuyệt chủng / Nữ thần bò trắng linh thiêng của người da đỏ ở Mỹ

Đây được xem là một chương đen tối thảm khốc của lịch sử Hoa Kỳ khi hàng ngàn người đã bỏ mạng trong suốt chặng đường vượt hàng trăm dặm tới vùng đất mới.

BI KỊCH CỦA NGƯỜI CHEROKEE

Thỏa hiệp để tồn tại
Khi những người da trắng châu Âu đầu tiên bắt đầu xuất hiện vào thế kỷ 16, Cherokee là một bộ tộc da đỏ hưng thịnh với dân số lớn nhất khu vực là nước Mỹ ngày nay. Lãnh thổ của họ trải dài ở phía nam dãy núi Appalachian, bao gồm các bộ phận ngày nay là bang Alabama, Georgia, North Carolina, South Carolina, Virginia, Kentucky và Tennessee. Họ cư trú trong những ngôi nhà làm bằng bùn, đất sét và rất giỏi canh tác nông nghiệp. Người Cherokee khá sùng đạo và chấp nhận tiếp thu văn hóa mới từ phương tây nhưng vẫn gìn giữ truyền thống của bộ lạc. Có thể nói đời sống vào thời điểm đó của người Cherokee khá thịnh vượng và văn minh.
Tuy nhiên, đến đầu thế kỷ 17, lãnh thổ của người Cherokee đã giảm đi 90% do sự xâm chiếm của người da trắng và chỉ còn lại một phần nhỏ thuộc tiểu bang Georgia, rải rác ở Alabama và Tennessee. Thiên tai và dịch bệnh hoành hành khiến bộ lạc này bị tàn phá, dân số giảm từ 200.000 người xuống chỉ còn 25.000 người chỉ trong vòng 100 năm.

Trong quá khứ, người Cherokee có một cuộc sống vô cùng thịnh vượng.

Những người còn sót lại hiểu rằng họ cần phải thỏa hiệp lối sống của người da trắng để tồn tại. Bộ lạc đã chấp thuận hiến pháp, xây dựng trường học, tòa án và thậm chí du nhập phong cách thời trang của người da trắng. Họ cũng bắt đầu sử dụng nô lệ châu Phi để bảo vệ vùng đất của mình.
Năm 1822, chính quyền tiểu bang Georgia đề nghị mức giá 30.000 USD để mua lại đất của bộ lạc nhưng bị từ chối. Lúc này, người Cherokee chủ trương khôi phục lại bộ lạc của họ như một quốc gia độc lập. Năm 1827, Cherokee thông qua bản hiến pháp đầu tiên. Cuộc bầu cử đầu tiên diễn ra một năm sau đó. Tuy nhiên, tiểu bang Georgia đã không công nhận chủ quyền của họ. Chính quyền Georgia hạ lệnh tịch thu ruộng đất, cấm các cuộc họp người Cherokee, và nhiều hạn chế khác đối với bộ tộc da đỏ này.
Trong con mắt của người da trắng, những người da đỏ nói chung và bộ lạc Cherokee nói riêng luôn là những kẻ “hoang dã và tăm tối”. Họ còn bị coi như những “kẻ ngoài hành tinh” đã chiếm vùng đất mà người da trắng khao khát. .
Ngay từ những năm đầu khai sinh Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, Tổng thống George Washington cho rằng cách tốt nhất để giải quyết “vấn đề người da đỏ” là đồng hóa, khuyến khích họ theo Thiên Chúa giáo, học cách nói viết tiếng Anh và phổ cập quyền sở hữu cá nhân về đất đai và các tài sản khác. Nhiều bộ tộc như Choctaw, Chickasaw, Seminole, Creek và Cherokee đã chấp thuận những luật lệ này và trở thành “5 bộ lạc văn minh.”
Tuy nhiên, đất của người da đỏ lại rất có giá trị. Hơn nữa, sự gia tăng dân số ở các tiểu bang ngày càng thúc đẩy tham vọng đất đai của người da trắng. Và họ bắt đầu “dòm ngó” vùng đất màu mỡ của người da đỏ. Khát vọng làm giàu bằng cách trồng bông trên những mảnh đất ấy càng thúc đẩy mãnh liệt người da trắng không từ mọi cách để có được nó. Họ đã ăn trộm gia súc, đốt và cướp phá nhà, thị trấn của những người da đỏ, và nghiễm nhiên canh tác trên những mảnh đất không thuộc về mình. Ngặt nỗi, chính quyền tiểu bang vẫn chưa có được quyền hợp pháp để “tống khứ” người Cherokee ra khỏi miền Nam.
Mọi thứ bắt đầu thay đổi kể từ khi Andrew Jackson đắc cử tổng thống Hoa Kỳ, và tuyên bố rằng: “Những bộ tộc này cần phải biến mất giữa nền văn minh hiện đại và giữa các sắc tộc trội hơn”. Mặc dù trước đó, chính tân tổng thống và binh lính của ông ta được 600 người Cherokee, Chotaw, Lower Creeks hỗ trợ trong cuộc giao tranh giữa Liên bang với các chiến binh Upper Creeks, thuộc bộ lạc Creek trong trận chiến Horseshoe Bend năm 1814.
Dự luật di dời người da đỏ
Dưới sự bảo hộ của tân tổng thống, các nghị sĩ Georgia trình lên Quốc hội dự luật di dời người da đỏ, nhằm đẩy “5 bộ lạc lớn văn minh” ở miền Nam sang vùng lãnh thổ phía Tây sông Mississippi.
Tháng 5/1830, Dự luật đã được thông qua và sau đó Tổng thống Andrew Jackson đã phê chuẩn thành luật. Theo đó, người da đỏ phải nhượng lại phần đất của họ, đổi lại họ được “ban” cho những khu vực chưa được khai thác ở phía Tây sông Mississippi. Dự luật này đã gây ra một cuộc tranh luận gay gắt và vấp phải sự phản đối kịch liệt của nhiều nhà truyền giáo, chính trị gia, và những người da đỏ.
Một loạt vụ kiện tụng nổ ra giữa bộ tộc Cherokee với bang Georgia (1831) và bộ tộc Worcester với bang Georgia (1832). John Ross, một trong những người đứng đầu bộ lạc Cherokee kháng án lên Tòa án tối cao Hoa Kỳ và họ giành phần thắng. Mặc dù vậy, kết quả này vẫn không có hiệu lực, tranh chấp tiếp tục xảy ra. Tổng thống Andrew Jackson từ chối thực thi và tiếp tục công cuộc di dời. Trong khi đó, các bang miền Nam vẫn không từ bỏ “cơn khát đất” của mình.
Người Cherokee không từ bỏ công cuộc giữ đất của mình. Tuy nhiên, một nhóm nhỏ trong bộ lạc tin rằng cuộc xâm chiếm của người da trắng là điều không thể tránh khỏi và do đó, cách duy nhất để bảo tồn văn hóa Cherokee và duy trì sự tồn tại của bộ tộc là di chuyển về phía Tây.
Tháng 12/1835, nhân lúc thủ lĩnh Ross không có mặt, phe thiểu số đã ký một hiệp ước tại New Echota, thủ phủ của bộ lạc Cherokee, đồng ý nhượng toàn bộ vùng đất của bộ lạc cho chính phủ Mỹ để đổi lấy 5 triệu USD và vùng đất mới ở phía Tây. Có đến 90% người Cherokee phản đối thỏa thuận trên.
Ngay sau đó, thủ lĩnh Ross đã gửi đơn kiến nghị lên Tòa án Tối cao nhưng bị bỏ qua. Hiệp ước New Echota được Thượng viện Hoa Kỳ phê chuẩn và Tổng thống Jackson thông qua một năm sau đó. Theo Hiệp ước này, hơn 17.000 người Cherokee còn lại có thời hạn 2 năm để di dời. “Con đường nước mắt” mở ra từ đây.

- Video: Những cổ vật mang lời nguyền chết chóc ám ảnh nhất lịch sử. Nguồn: Tiền phong/CNN/The Sun.


 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm