Khám phá

Không phải Chu Du hay Lã Mông đây mới là người cứu mạng Tôn Quyền lúc nguy nan

Lăng Thống là một trong những chiến tướng đắc lực dưới trướng Tôn Quyền, trong trận Hợp Phì tướng Ngụy là Trương Liêu đại phá chủ lực Tôn Ngô, nếu không có sự liều mạng của Lăng Thống, Tôn Quyền khó lòng chạy thoát.

Bài học quý cho hậu thế từ Đạo dùng người của 3 "ông lớn" thời Tam Quốc: Tào Tháo khôn ngoan, Tôn Quyền nhìn rộng, Lưu Bị bất minh / "Ba tấc lưỡi" của Gia Cát Lượng đã làm khổ Chu Du và Tôn Quyền ra sao?

Lăng Thống (189 - 237) tự là Công Tục sinh ở Dư Hàng, Chiết Giang. Ông là tướng nhà Đông Ngô thời Tam quốc trong lịch sử Trung Quốc.

Khi Tôn Sách vừa mới khởi sự, ông cùng với cha là Lăng Tháo luôn theo đi chinh phạt, thường đi trước quan quân. Lăng Tháo giữ chức Trưởng ở Vĩnh Bình, sắp xếp dẹp yên đất Sơn Việt, làm cho kẻ gian tà phải chùn tay, được phong làm Phá Tặc Hiệu Uý.

Khi Tôn Quyền đi đánh Hoàng Tổ, cha ông bơi thuyền bị Cam Ninh bắn chết. Lúc này ông mới có 15 tuổi mà đã ra sức cướp được xác cha về. Sau đó, Cam Ninh hàng Tôn Quyền. Mang thù hằn trong lòng, ông luôn tìm cách giết Cam Ninh.

Ngôi sao - Tam quốc diễn nghĩa: Không phải Chu Du hay Lã Mông đây mới là người cứu mạng Tôn Quyền lúc nguy nan

Lăng Thống trong phim Tam quốc diễn nghĩa 1994.

Trở thành danh tướng

Khi Lăng Tháo mất, Thống lúc ấy mới mười lăm tuổi, tả hữu phần lớn cho rằng có thể kế tục được sự nghiệp của cha. Tôn Quyền nhớ đến Lăng Tháo chết vì việc nước nên phong cho Lăng Thống làm Biệt Bộ Tư Mã, đảm đương công việc Phá Tặc Đô Uý, sai cai quản quân lính của cha. Sau Lăng Thống theo Tôn Quyền đi đánh sơn tặc. Tôn Quyền dẹp tan trại Bảo Truân rồi trở về trước, còn lại trại Ma Truân hàng vạn người, Lăng Thống cùng bọn tướng Trương Di ở lại vây đánh, hẹn ngày tấn công. Trước ngày hẹn, Lăng Thống và tướng Trần Cần gặp mặt uống rượu. Cần cứng cỏi mạnh mẽ, có khí độ trách nhiệm do đó đảm đương việc dâng rượu tế, nhưng lại chèn ép hiếp đáp người trong tiệc, nâng lên đặt xuống không theo phép tắc nào. Lăng Thông ghét thói khinh bạc vô lễ ấy, ngay mặt nói thẳng không chịu tuân theo. Trần Cần giận mắng Lăng Thống cùng cha Thống là Lăng Tháo.

Lăng Thống rơi lệ không đáp. Mọi người vì thế bỏ ra về. Trần Cần nhân lúc rượu vào càng trái lẽ tợn, lại ở giữa đường nhục mạ Lăng Thống. Lăng Thống không nhịn được rút đao chém Trần Cần. Được vài hôm Trần Cần chết. Lúc đó đang tấn công vào trại giặc, Lăng Thống nói: ''Ngoài cái chết ra không biết lấy gì tạ tội.'' Bèn thống suất khích lệ sĩ tốt, tự minh xông pha tên đạn, đánh vào một mặt, nhận lấy cơ hội phá tan tường hào. Các tướng cũng thừa thắng mà đánh, cuối cùng đại phá trại giặc. Khi trở về Lăng Thông tự trói đến nơi quân pháp. Tôn Quyền khen là quả quyết cứng cỏi, cho lấy công chuộc tội.

Tôn Quyền tiếp tục đánh Hoàng Tổ. Lăng Thống làm tiên phong, thường cùng dũng sĩ thân cận mấy chục người ngồi chung một thuyền, đi trước đại quân mấy chục dặm. Tiến vào phía tây Trường Giang, chém tướng của Hoàng Tổ là Trương Thạc, thu hết thuỷ quân của Trương Thạc. Sau này ông cùng Chu Du chống cự, đánh bại Tào Công ở Ô Lâm, rồi lại đi đánh Tào Nhân, được thăng làm Đô Úy.

Ngôi sao - Tam quốc diễn nghĩa: Không phải Chu Du hay Lã Mông đây mới là người cứu mạng Tôn Quyền lúc nguy nan (Hình 2).

Cứu mạng Tôn Quyền

 

Năm 208, sau khi đại bại ở Xích Bích, Tào Tháo phái Trương Liêu, Lý Điển, Nhạc Tiến dẫn quân về đóng ở Hợp Phì.

Tháng 8/215, Tôn Quyền đích thân thống lĩnh 100.000 quân bao vây Hợp Phì, hòng tiêu diệt... 7000 quân Tào Ngụy.

Lúc này, Tào Tháo đang dẫn binh... chinh phạt miền Tây, không thể điều quân cứu Hợp Phì. Tình thế của Trương Liêu cùng ba quân có thể nói là "thập tử nhất sinh".

Trước quân số đông gấp 14 lần của địch, Nhạc Tiến, Lý Điển đã "bó tay", chỉ có Trương Liêu nói - "Nếu ngồi đợi viện binh của Tào công đến nơi, thì quân ta đã bị Đông Ngô tiêu diệt rồi.

Hiện tại, kế sách chỉ có một, đó là chủ động tấn công trong lúc quân Ngô chưa kịp ổn định.

 

Làm vậy có thể tiêu hao sĩ khí Đông Ngô, làm yên lòng quân, mới thủ được thành".

Ngay trong đêm, Trương Liêu dẫn 800 người đột kích doanh trại Đông Ngô.

"Liêu mặc giáp tiên phong, giết hơn 10 người, trảm 2 tướng".

Trận đánh khiến quân Ngô bị chấn động. Tôn Quyền không kịp trở tay, hơn 10 vạn quân bị dồn về cố thủ tại cao điểm. Sau Tôn Quyền thấy phe Tào Ngụy lực lượng mỏng manh, mới quay lại dồn vây Trương Liêu.

Trương Liêu tả xung hữu đột, phá được vòng vây. Thấy quân sĩ của Ngụy vẫn còn nguy khốn, Liêu quay trở lại tiền tuyến cứu bộ hạ của mình. Quân đội của Tôn Quyền "không ai dám cản đường".

 

Cuộc tấn công của Ngụy diễn ra từ đêm đến giữa trưa, quân Ngô nhụt chí. Về sau Tôn Quyền "vây Hợp Phì hơn 10 ngày, không thể công thành, đành phải lui binh".

Tôn Quyền bị vây khốn trong trận thế, tình hình vô cùng nguy cấp, lúc này Lăng Thống dẫn hơn 300 thân binh một tấc không rời, liều mạng bảo vệ, cho đến khi Tôn Quyền thành công thoát khỏi trận địa. Khi Tôn Quyền về đến Tiêu Diêu Tân Bắc, Trương Liêu sai người phá cầu Tiêu Diêu và dẫn kỵ binh tập kích từ hai hướng đánh kẹp. Quân Đông Ngô khốn đốn vì bị đánh bất ngờ, Tôn Quyền không thể chạy tiếp được, các tướng mách nước Tôn Quyền rằng hãy lui ngựa lại lấy đà phi nước đại thì có thể may mắn sang được sông. Quyền đành liều làm thử và thành công. ​Để Quyền có thời gian trốn thoát, Lăng Thống đã dẫn thuộc hạ quay lại nghênh chiến quân Ngụy, gần như tất cả mọi người đều chết trận, Lăng Thống cũng bị thương, nhưng vẫn cố chém giết mấy chục người, ước chừng Tôn Quyền đã chạy thoát bèn chạy trở lại nhưng cầu đã sập, đường hết. Lăng Thống khoác áo giáp mà lặn đi. Tôn Quyền tưởng Lăng Thống đã chết trong tay quân Ngụy, sau thấy Lăng Thống còn sống trở về thì vô cùng vui mừng, từ đó đối xử cực kỳ hậu đãi với Lăng Thống.

Ngôi sao - Tam quốc diễn nghĩa: Không phải Chu Du hay Lã Mông đây mới là người cứu mạng Tôn Quyền lúc nguy nan (Hình 3).

Sau trận đánh Hợp Phì, Lăng Thống thương người thân cận không ai trở về đau buồn không kiềm chế được. Tôn Quyền lấy tay áo lau cho bảo rằng: ''Công Túc, người đã chết vậy thay, ví phỏng khanh còn sống đây, sao phải lo không có người?''

Ngô Thư chép: Thống bị thương nặng. Quyền bèn giữ Thống trong thuyền, thay đổi hết y phục. Vết thương lại gặp được thuốc quý nhà họ Trác cho nên mới không chết.

Sau này khi theo quân đánh An Huy, ông được phong Đãng Khấu Trung Lang Tướng, Lĩnh Phái Tướng, cùng Lã Mông đoạt được Kinh Châu của Lưu Bị.

 

Năm 237, Lăng Thống mắc bệnh chết, Tôn Quyền nghe tin đập tay xuống giường ngồi dậy, tiếc thương không kìm nổi, bỏ ăn mấy ngày liền, hễ nói đến là rơi lệ, sai Trương Thừa làm bài minh kể lại công đức của Lăng Thống.

1
Theo nguoiduatin.vn
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm