Khi đó, giới chuyên gia nghi ngờ rằng, dịch bệnh trên lây từ chim sang người ở vùng Trung Tây nước Mỹ. Sau này nó được gọi là cúm Tây Ban Nha sau khi làm chết 8 triệu người ở đây. Chỉ trong giai đoạn từ năm 1918-1919, đại dịch cúm đã khiến khoảng 40-50 triệu người tử vong. Tuy nhiên, theo ước tính gần đây con số này có thể lên đến khoảng 50 - 100 triệu người tử vong. Đại dịch cúm nguy hiểm này biến mất trong vòng 1 năm, sau khi virus biến đổi thành một dạng ít nguy hiểm hơn.
2. Đại dịch Cái chết đen (1348 - 1350) là một trong những đại dịch đáng sợ nhất lịch sử nhân loại xảy ra ở khu vực châu Á và châu Âu. Từ năm 1348 - 1350, khoảng 75 triệu người chết vì đại dịch, trong đó khoảng từ 25 đến 50 triệu là người dân châu Âu. "Cái chết đen" được cho là sự bùng phát của bệnh dịch hạch do vi khuẩn Yersinia pestis gây ra. Nó lây lan thông qua loài bọ chét sống trên chuột đen. Một khi nạn nhân bị nhiễm vi khuẩn thì họ chỉ có thể sống sót trong khoảng thời gian từ 60 - 180 ngày.
Gần đây, các chuyên gia cho rằng, "cái chết đen" có nguồn gốc từ một loại virus gây xuất huyết tương tự như virus ebola. Căn bệnh này sẽ khiến nạn nhân mất máu nghiêm trọng. Cho đến nay, các nhà khoa học đang tiếp tục nghiên cứu, phân tích thi thể các nạn nhân nhằm tìm ra những bằng chứng ủng hộ giả thuyết trên. Căn bện này có nguy cơ bùng phát cao ở các khu vực tồi tàn, nơi có nhiều chuột.
3. Đại dịch tả 1817. Ngay từ thời cổ đại, Ấn Độ đã phải đương đầu với sự nguy hiểm của dịch tả. Căn bệnh này xuất hiện tại châu Á vào khoảng 600 năm trước Công nguyên và lần đầu tiên được giới y học ghi nhận vào năm 1563 tại Ấn Độ. Đại dịch trên xuất hiện từ các tuyến đường thương mại cả đường bộ lẫn đường thủy đến Nga năm 1817.
Sau đó, nó lan sang các khu vực còn lại của châu Âu và từ châu Âu bùng phát, lan sang Bắc Mỹ. Tổng cộng đã có khoảng 7 trận đại dịch tả xảy ra trong vòng 200 năm lấy đi mạng sống của hàng triệu người.
4. Đại dịch sốt rét thường xuất hiện ở các doanh trại đóng quân nên thường được gọi là chứng "sốt doanh trại" hay "sốt chiến tranh". Trong cuộc chiến tranh kéo dài 30 năm ở châu Âu (1618-1648), sốt rét, bệnh dịch và nạn đói đã khiến 10 triệu người tử vong.
Thậm chí, bệnh sốt rét còn có khả năng ảnh hưởng tới kết quả của một cuộc chiến tranh. Cụ thể, khi quân đội Tây Ban Nha bao vây thành Granada năm 1489, một trận dịch sốt rét đã khiến lực lượng tấn công tổn thất từ 25.000 binh sĩ xuống còn 8.000 người chỉ trong 1 tháng. Cũng chính vì đại dịch này mà Tây Ban Nha mất thêm 1 thế kỷ để đánh đuổi người Moor gốc Bắc Phi khỏi bờ cõi đất nước. Ngay trong Thế chiến thứ nhất, bệnh sốt rét đã khiến hàng triệu người ở Nga, Ba Lan và Rumani thiệt mạng.
5. Đại dịch đậu mùa là một trong những đại dịch nguy hiểm nhất mà con người từng gánh chịu. Dịch bệnh này do virus đậu mùa gây nên. Loại virus này gây ảnh hưởng tới cuộc sống, tính mạng của con người từ hàng nghìn năm trước, với tỷ lệ tử vong lên tới 30%. Người nào mắc phải bệnh đậu mùa sẽ bị sốt cao, đau nhức cơ thể, phát ban với mụn cứng hoặc mụn mủ. Người bình thường nếu tiếp xúc với da người bệnh hoặc dính phải các chất dịch từ cơ thể nhiễm bệnh đậu mùa cũng có nguy cơ bị lây nhiễm.
Căn bệnh này còn đáng sợ đến mức có thể lan truyền qua việc hít phải các virus có trong không khí, thường từ các dịch từ vùng họng, mũi, niêm mạc họng của người nhiễm bệnh. Các chuyên gia đã điều chế được vắc xin phòng bệnh đậu mùa từ năm 1796 nhưng cho đến nay dịch bệnh này vẫn thỉnh thoảng bùng phát trở lại.