'Kinh hãi' trước đại dịch cúm giết chết 50 triệu người
Chuyện thú vị về chó chống tăng của Liên Xô trong thế chiến thứ 2 / Oan hồn trinh nữ nhập 'linh thụ' canh giữ kho báu
Brevig Mission chỉ là một nơi nhỏ bé trong thảm hoạ toàn cầu - đại dịch cúm 1918-1919, hay còn gọi là dịch cúm Tây Ban Nha. Đại dịch này đã lan ra toàn thế giới với tốc độ kinh khủng, bao trùm Ấn Độ, với tới Australia và các đảo Thái Bình Dương xa xôi. Chỉ trong vòng 18 tháng, ít nhất 1/3 dân số toàn cầu đã bị lây nhiễm. Những con số ước tính về người chết dao động rất lớn, từ 20 triệu đến 50 triệu, thậm chí 100 triệu người. Nếu con số sau cùng là chính xác thì đại dịch 1918 đã giết chết nhiều người hơn cả hai cuộc Đại chiến thế giới cộng lại.
Chiến tranh và dịch bệnh
Có nhiều chủng virus gây bệnh cúm, nhưng trong đại dịch 1918, thì chỉ một chủng là virus cúm A H1N1 là thủ phạm. Mặc dù được biết đến với cái tên cúm Tây Ban Nha, nhưng thực ra những trường hợp mắc bệnh được ghi nhận đầu tiên là tại Mỹ, vào năm cuối của Thế chiến thứ nhất.
Cảnh sát đeo khẩu trang trên một con phố ở Seattle, bang Washington vào năm 1918. Ảnh: New York Times |
Nhiều căn cứ quân sự tại Mỹ được mở rộng mạnh mẽ để huy động quân cho cuộc chiến. Một trong số đó là Fort Riley, bang Kansas, nơi doanh trại Funtson mới được xây dựng là nơi đóng quân của 50.000 nam giới chuẩn bị vào quân ngũ. Ngày 4/3, một binh sĩ bị sốt được đưa vào bệnh xá. Chỉ trong vài tiếng, hơn 100 quân nhân khác được đưa tới đây trong tình trạng tương tự.
Tháng 4/1918, thêm nhiều binh sĩ Mỹ tới châu Âu, mang theo virus và làn sóng đầu tiên của đại dịch bắt đầu.
Tốc độ chết chóc
Dịch cúm Tây Ban Nha đã giết chết nhiều người chưa từng thấy trong lịch sử. Tại Mỹ, việc người ta tỉnh dậy thấy mình ốm và chết khi đang trên đường đi làm là chuyện thường ngày. Triệu chứng của bệnh rất ghê gớm: Nạn nhân khởi sự sốt và thở dốc. Thiếu oxy khiến mặt họ trở nên tím tái. Xuất huyết khiến máu ngập trong phổi, làm nạn nhân nôn mửa, chảy máu cam bởi họ đang chết đuối bởi chính chất lỏng trong cơ thể mình. Không giống như nhiều chủng cúm trước đó, cúm Tây Ban Nha không chỉ tấn công trẻ em và người già mà cả những người lớn khoẻ mạnh độ tuổi 20-40.
Nguyên nhân chính khiến virus lây lan khủng khiếp là do cuộc đại chiến đang ở giai đoạn cuối. Các nhà nghiên cứu bệnh dịch học đến nay vẫn còn tranh cãi về nguồn gốc chính xác của virus, nhưng đa số nhất trí rằng đó là kết quả biến đổi gene xảy ra tại Trung Quốc. Nhưng điều rõ thấy là chủng virus cúm mới đã lan ra toàn cầu nhờ sự di chuyển nhanh trên phạm vi rộng của các đội quân khắp thế giới.
Trong giai đoạn đầu, bệnh dịch chưa được hiểu rõ và những cái chết thường bị cho là do viêm phổi. Tình trạng kiểm duyệt nghiêm ngặt thời chiến cũng khiến cho nền báo chí châu Âu và Bắc Mỹ không thể đưa tin về bệnh dịch. Chỉ tại đất nước trung lập Tây Ban Nha, báo chí mới có thể tự do lên tiếng đầu tiên về những gì đang xảy ra, khiến cho bệnh dịch mang cái tên cúm Tây Ban Nha.
Làn sóng thứ hai
Các nhà xác quá tải vì nhiều người chết. |
Nằm đơn độc giữa đại dương, Autralia đã nhanh chóng áp đặt các lệnh kiểm dịch nghiêm ngặt hòng thoát khỏi đại dịch, nhưng tới đầu năm 1919, dịch cúm đã đặt chân tới đây và khiến hàng ngàn người chết.
Cuối cùng thì không một nơi nào trên Trái đất không bị dịch cúm tấn công. Tại Anh, 228.000 người chết, Mỹ tổn thất 676.000 người, Nhật Bản khoảng 400.000; đảo quốc Thái Bình Dương Tây Samoa mất 1/5 dân số. Chỉ riêng Ấn Độ, 12-17 triệu người chết.
Những mẫu xét nghiệm được Johan Hultin lấy từ Alaska vào năm 1997 đã cho giới khoa học thêm hiểu biết về cách thức virus biến đổi gene và lây lan. Các loại thuốc và phương pháp cải thiện vệ sinh công cộng đã giúp cộng đồng quốc tế đối phó tốt hơn với một bệnh dịch mới. Dù vậy, giới khoa học hiểu rằng, một sự đột biến chết chóc có thể xảy ra bất cứ lúc nào, và một thế kỷ sau đại dịch lớn nhất mọi thời đại, nó có thể tàn phá thế giới phẳng, đông đúc và liên kết chặt chẽ này một cách khủng khiếp.
Kể từ năm 1918, đã có nhiều đại dịch cúm khác, mặc dù không gây chết nhiều người như Spanish Flu. Một đại dịch cúm 1957-1958 đã giết chết khoảng 2 triệu người trên thế giới, trong đó có khoảng 70.000 người tại Hoa Kỳ. Đại dịch 1968-1969 cướp đi khoảng 1 triệu sinh mạng, trong đó có 34.000 người Mỹ. Hơn 12.000 người thiệt mạng trong đại dịch H1N1 (hoặc "cúm lợn") xảy ra năm 2009-2010.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi
Danh tướng có chỉ số IQ cao ngất ngưởng ở Tam Quốc: Gia Cát Lượng thua xa, xuất thân danh giá, từng lừa được cả Tào Tháo
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này
Bộ lạc nữ duy nhất trên thế giới: Bắt cóc đàn ông mạnh để sinh con và đuổi họ đi khi mang bầu
Bộ lạc nguyên thủy nhất thế giới, nơi phụ nữ cả đời không tắm bằng nước 1 lần nào