“Mục sở thị” cảnh săn rồng đất trong đêm đen như mực ở Tây Nguyên
Giá cà phê ngày 21/8/2018 hồi phục nhẹ ở 33.300-34.100 đồng/kg / Độc đáo những loại bánh trung thu handmade gây ‘sốt’ thị trường của các bà nội trợ Việt
Rồng đất được săn bắt trong vùng rừng núi thuộc xã Lộc Bắc
Chỉ với chiếc đèn pin, một dây phanh xe đạp làm thòng lọng gắn vào đầu một thân cây dài 2m, dân săn có thể tóm cả chục con rồng đất chỉ trong ít giờ đồng hồ.
Săn đêm
22 giờ, trời tối đen như mực, dọc con suối Đạ Siat, xã Lộc Bắc (huyện Bảo Lâm) sáng lấp lóe ánh đèn pin chỉa lên xuống. Ở các con suối heo hút, các tay săn thường dùng đèn pin sục sạo mọi ngõ ngách để săn chồn bay, ếch đồi, rắn nước và đặc biệt là rồng đất.
Theo chân nhóm thợ săn chuyên nghiệp chúng tôi có cơ hội “mục sở thị” cảnh săn rồng đất dọc các con suối thuộc xã Lộc Bắc, giáp ranh giới tỉnh Đăk Nông. Đồ nghề của nhóm thợ săn ngoài bao lưới, đèn pin, thòng lọng còn có một khẩu súng hơi cồn tự chế. Sau khi lựa chọn địa hình, nhóm quyết định lội xuống một gềnh thác, có nước ngập sâu gần tới đầu gối. Sáu, 30 tuổi ngụ tại xã Lộc Bắc, có thâm niên 4 năm trong nghề, nói: “Rồng đất có màu xanh lá chuối, ngủ trên tán cây ven suối, nên ở khoảng cách 70m đã thấy chúng phản quang với ánh đèn pin rất dễ nhận biết”. Theo Sáu, những tay săn giỏi cũng phải tinh mắt và khéo léo, thuộc địa hình, tập tính của loài bò sát này mới bắt được những con to nhất.
Rồng đất đã và đang trở thành đặc sản tại các nhà hàng.
Để chứng minh tài săn bắt “sát thủ” của mình, Sáu trèo lên tảng đá lớn, nhẹ nhàng đưa thòng lọng tròng vào cổ một con rồng đất sau khi phát hiện chiếc đuôi xanh của con vật thòng xuống một ngọn cây. Chỉ trong chớp mắt, Sáu rút mạnh dây phanh, con vật bị thít cổ oằn mình giẫy đạp để thoát thân. “Con này ít nhất cũng 5 lạng, mùa trước, cũng chỗ này, tôi đã bắt được một con gần 2kg” - Sáu nói rồi cởi nút thắt gỡ rồng đất cho vào bao lưới. Theo kinh nghiệm, khi phát hiện rồng đất, các tay săn sẽ nhẹ nhàng tiếp cận con mồi, tránh phát ra tiếng động khiến con vật tỉnh giấc, chúng sẽ nhanh chóng nhảy xuống suối lặn mất.
Tiếp tục đi được thêm 300m thì Sáu phát hiện một con rồng đất lớn nằm trên một cành cây cao khoảng 4m. Lúc này, Tuyên, một “đồng nghiệp” trong nhóm vác khẩu súng hơi cồn tiến lại gần. “Trường hợp vị trí rồng đất nằm ở xa hay cao như thế này chỉ còn cách dùng súng hơi cồn mới hạ được con mồi” - Tuyên thì thầm xong cẩn thận chiếu đèn pin vào con mồi, giương súng ngắm bắn. Một tiếng “tạch” vang lên khô khốc giữa rừng đêm, bay chính xác vào giữa đầu khiến con vật rơi tõm xuống suối. Vớt con rồng đất mềm oặt, đầu còn rỉ máu, Tuyên nói sẽ mang về làm “mồi nhậu” cùng anh em do con vật bị chết rất khó bán. Để rồng đất không bị thương nặng, bán được với giá cao, nhóm phải dùng công cụ bắt chính là thòng lọng và vợt lưới.
Theo lời Tuyên, rồng đất là loài máu lạnh có tập tính dễ đoán biết. Chúng có thể thay đổi màu từ da xanh lục sang đỏ, vàng, đổi màu da theo thời tiết hay khi nhận biết các dấu hiệu nguy hiểm. Ban đêm, loài bò sát này ưa ngủ trên các cành cây cách mặt nước suối tầm 1,5m. “Càng về khuya, chúng càng ngủ say, có con mình bắt bằng tay chúng còn cố bám vào thân cây, nhất định không chịu buông ra”- Tuyên nói. Chưa đầy 2 giờ đi săn, nhóm của Tuyên, Sáu lội qua đoạn suối dài khoảng 4km. Lúc này, bao lưới đã khá nặng, ước chừng được 5kg rồng đất. Sáu bảo, vào mùa này, nếu đi săn tới 2-3 giờ sáng nhóm có thể kiếm được không dưới 10kg.
Tận diệt rồng đất
Những người dân đi bắt rồng đất về làm “mồi nhậu”, họ rất ít khi bắt những con có trọng lượng dưới 300g vì có thói quen để rồng đất nhỏ lớn vào năm sau. Tuy nhiên, hiện những người săn lùng rồng đất để bán kiếm tiền bắt cả những chú rồng đất có trọng lượng dưới 3 lạng. “Một năm trở lại đây, nhiều người đồn, mật rồng đất chữa được các bệnh ho, hen suyễn rất hiệu nghiệm nên thương lái bắt đầu thu mua cả rồng nhỏ nặng dưới 300g” - Tuyên lý giải. Trong 5kg rồng đất săn được tối nay của nhóm Tuyên, có hơn 10 con rồng đất chỉ tầm 200g tới 300g mỗi con.
Để săn được số rồng đất “khủng”, nhiều lần nhóm của Sáu phải cạnh tranh với các nhóm săn bắt khác. Lý do, nơi nào có nhóm đi săn trước, số lượng rồng đất thường còn lại rất ít. Địa điểm nhóm Sáu chọn đi săn thường ở những con suối nằm sâu trong rừng, xa khu dân cư để tránh kiểm lâm phát hiện. Các tay săn chỉ cần đi một khúc suối tầm 300m là có thể nhận biết được nơi nào rồng đất còn hay hết. Tuyên cho biết, chỉ riêng xã Lộc Bắc và Lộc Bảo có không dưới 10 nhóm chuyên đi săn bắt rồng đất về đêm.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, rồng đất sau khi được săn bắt trong rừng, sẽ được các nhóm bán lại cho ba điểm thu mua thú rừng là bà Oanh ở huyện Đạ Tẻh, bà Mai ở ngã ba xã Lộc An và một đầu nậu tên Chung ở gần khu du lịch Đambri (huyện Bảo Lâm) và nhiều điểm bán lẻ khác. Theo đó, hiện giá rồng đất các “đầu nậu” trên thu mua từ 250.000 - 300.000 đồng/kg với con có trọng lượng từ 3 lạng trở lên. Những con có trọng lượng 3 lạng trở xuống có giá từ 150.000 - 200.000 đồng/kg. Các tay săn sẽ gom từ 10 - 20kg rồng đất, sau đó chở hàng bán tận nơi cho các “đầu nậu” trên. Tại ngã ba Lộc Bắc (đoạn đường vào thủy điện Đồng Nai 4) về chiều tối, một số người còn để hẳn bao lưới chứa cả chục con rồng đất rao bán công khai để người đi đường dễ bắt mắt ghé lại mua. Giá cả rồng đất mua tại địa điểm trên chỉ 200.000 đồng/kg.
Rồng đất bị nhốt đang chờ lên bàn nhậu tại một nhà hàng ở Bảo Lộc
Theo nhóm Sáu, đi săn rồng đất rộ nhất là vào đầu mùa khô. Một tay săn ít nhất cũng kiếm được không dưới nửa triệu bạc cho vài giờ đi săn. Ở các con suối lớn như: Đa Tong Kriong, Đạ Siat, Đạ Kôi, Đạ Sou, Đại Nga… thuộc huyện Bảo Lâm, hiện mỗi xã đều có các nhóm nhỏ chuyên săn bắt rồng đất kiểu tận diệt như trên để bán cho các “đầu nậu”, một số quán nhậu thịt rừng trên địa bàn tỉnh.
Ông Phạm Văn Niên - Hạt phó Hạt Kiểm Lâm huyện Bảo Lâm - cho biết, rồng đất thường được người dân địa phương gọi là con càng tôm, được liệt vào loại động vật hoang dã cần được bảo vệ. Thời gian gần đây, hạt kiểm lâm chưa bắt quả tang, hay phát hiện người dân mua bán rồng đất với số lượng lớn trên địa bàn huyện. Theo ông Niên, việc các nhóm săn bắt loài bò sát hoang dã này là hành vi trái phép. Theo quy định, khi phát hiện việc mua bán rồng đất, tùy số lượng nhiều hay ít, ngoài tịch thu tang vật, người mua hoặc bán có thể bị phạt từ 500.000 đồng tới 7 triệu đồng. Qua thông tin, Hạt Kiểm lâm huyện sẽ tăng cường kiểm tra các địa điểm mua bán trái phép rồng đất trên địa bàn các xã Lộc Bắc, Lộc Bảo và các xã lân cận. Ông Niên cho hay, ngoài việc tăng cường kiểm tra, đơn vị sẽ tuyên truyền tới người dân hiểu việc săn bắt rồng đất để bán là hoàn toàn trái phép, sẽ bị xử phạt nghiêm nếu bị phát hiện.
Khuyến khích nuôi rồng đất Theo sách đỏ Việt Nam, rồng đất có tên khoa học là Physiganathus cocincinus cuvier, được xếp vào lớp bò sát, thuộc bộ có vảy, phân bố phổ biến ở nhiều tỉnh, thành ở nước ta. Hiện, rồng đất được xếp vào bậc V (sẽ nguy cấp) cần được bảo vệ, phát triển nhằm bảo tồn nguồn gen và khai thác hợp lý. Theo ông Niên, ngoài việc tăng cường kiểm tra, xử phạt hành vi khai thác trái phép, Hạt Kiểm lâm huyện luôn khuyến khích người dân gây nuôi, khai thác rồng đất trên khía cạnh kinh tế nếu có giấy phép mua bán hợp lệ. Giống như kỳ đà, nhím, heo rừng… người dân muốn làm các thủ tục nuôi rồng đất có thể tới trụ sở Hạt Kiểm lâm huyện Bảo Lâm để được hướng dẫn cấp phép nuôi theo quy định. |
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách