Khám phá

"Quái vật xuyên không" 7 tỉ năm hiện hình, 1 giây nuốt hết 1 Trái Đất

Một lỗ đen quái vật phát triển nhanh đến mức tỏa sáng gấp 7.000 lần thiên hà chứa Milky Way đã vượt qua không - thời gian 7 tỉ năm để xuất hiện trước mắt người Trái Đất.

Chụp được vật thể lạ đến từ "địa ngục quái vật" của vũ trụ / Mặc cho hình ảnh bộ xương quái vật khổng lồ trồi lên giữa mặt biển gây sợ hãi, du khách vẫn nườm nượp đến check-in

Theo Science Alert, vật thể mới mang tên SMSS J114447.77-430859.3 – J1144 - được cho là lỗ đen quái vật phát triển nhanh nhất trong 9 tỉ năm qua - với hoạt động điên cuồng tới mức phát ra ánh sáng đa bước sóng chói lòa khắp vũ trụ.

Nó là một lỗ đen quái vật, được xếp vào nhóm chuẩn tinh. Theo góc quan sát từ Trái Đất, nó sáng rực như một vì sao chứ không vô hình như đa số lỗ đen khác. Không phải lỗ đen phát sáng mà chính là vật chất bị nó nuốt, được đốt nóng bởi lực ma sát và trọng lực cực lớn tạo ra ánh sáng trên quang phổ.

Quái vật xuyên không 7 tỉ năm hiện hình, 1 giây nuốt hết 1 Trái Đất - Ảnh 1.

Ảnh đồ họa mô tả một lỗ đen quái vật dạng chuẩn tinh - Ảnh: ESO

Theo phân tích từ nhóm khoa học gia dẫn đầu bởi tiến sĩ Christopher Onken từ Trường ĐH Quốc gia Úc, lỗ đen này "háu ăn" đến nỗi mỗi 1 giây nó nuốt gọn lượng vật chất... tương đương 1 Trái Đất.

Các phép tính toán cho thấy lỗ đen này đã "xuyên không" đến Trái Đất từ thế giới 7 tỉ năm trước. Nó nằm cách chúng ta khoảng 7 tỉ năm ánh sáng nên phải mất chừng đó thời gian hình ảnh từ lỗ đen mới lọt vào tầm quan sát của người địa cầu. Vì vậy thứ chúng ta nhìn thấy là hình ảnh của quá khứ 7 tỉ năm, không phải hiện tại.

Dù cổ xưa đến vậy, "quái vật xuyên không" này vẫn trẻ đến khó hiểu bởi những chuẩn tinh có cùng mức hoạt động khủng khiếp như vậy vốn thuộc về thế giới bình minh trong lịch sử vũ trụ, khoảng 9-13,8 tỉ năm trước.

Như vậy, đây là một trong những "con khủng long" từ quá khứ vô tình đi lạc vào thế giới hiện đại hơn. Các nhà khoa học tự tin rằng kỷ lục về nó sẽ không bị phá vỡ, bởi vào thời nó tồn tại, không còn dạng siêu quái vật như thế nữa.

Nghiên cứu được công bố trực tuyến trên arXiv và đã được chấp thuận xuất bản bởi tạp chí khoa học Publications of the Astronomical Society of Australia.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm