Khám phá

"Sốc": Hành tinh xanh lơ trong Hệ Mặt Trời đang "biến hình"

Hành tinh màu xanh lơ xinh đẹp trong các bức ảnh của NASA – Sao Thiên Vương – đang bị thất thoát bầu khí quyển và có thể bị "biến hình" thành Sao Hỏa thứ 2.

Người ngoài hành tinh xuất hiện ở sa mạc New Mexico? / Tìm ra mảnh vỡ của hành tinh lạ từng giúp tạo thành Mặt Trăng

Khám phá được NASA cho là "đáng kinh ngạc" bắt nguồn từ dữ liệu của Voyager 2, một trong các tàu vũ trụ bay xa nhất của NASA, gửi về trái đất. Khi đi ngang Sao Thiên Vương, nó đã bị hành tinh này "bắn" bằng các mảnh khí quyển.

Phân tích dữ liệu cho thấy thủ phạm chính dạng từ trường xoắn kỳ lạ của hành tinh. Từ trường của một hành tinh có nhiệm vụ bảo vệ khí quyển khỏi gió mặt trời, nhưng riêng ở Sao Thiên Vương, nó đồng thời đánh cắp bầu khí quyển, chuyển ra ngoài vũ trụ trong những bong bóng plasma từ tính.

Sốc: hành tinh xanh lơ trong Hệ Mặt trời đang biến hình - Ảnh 1.
Sao Thiên Vương hiện lên với màu xanh lơ tuyệt đẹp trong ảnh chụp từ các tàu vũ trụ của NASA - ảnh: NASA

Ước tính trong suốt tuổi đời hiện hữu của Sao Thiên Vương, nó đã bị "mất cắp" từ 15% đến 55% bầu khí quyển theo cách này.

Sự kiện này đã được các tàu thám hiểm khác của NASA nhìn thấy ở Sao Thổ và Sao Mộc, tuy không nặng như Sao Thiên Vương.

Theo nhà vật lý không gian Gina DiBraccio từ Trung tâm Bay Không gian Goddard của NASA, các quả bóng plasma từ tính, được gọi là "plasmoid" này chủ yếu là hydro bị ion hóa.

Đáng chú ý, có một hành tinh khác trong hệ mặt trời đã tiến hóa theo cách này một cách rõ ràng và tàn khốc: Sao Hỏa. Theo các bằng chứng hiện hữu, Sao Hỏa từng giống như trái đất, có nước, sự sống và một bầu khí quyển dày. Nhưng chính sự mất mát khí quyển đã khiến nó trở thành hành tinh chết vì một bầu khí quyển quá mỏng và thiếu thốn không đủ để giữ lại nước ở trạng thái lỏng trên bề mặt, cũng như không giúp ngăn được các bức xạ có hại cho sự sống.

Sao Thiên Vương, dựa vào những phát hiện mới, có lẽ đang tiến hóa theo cùng cách và không loại trừ khả năng nó sẽ là một Sao Hỏa thứ 2 trong vài tỉ năm tới.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm