"Vườn địa đàng" 1,5 triệu tuổi nơi 2 loài người cùng chung sống
Bức tranh 'trần trụi' 500 tuổi được phóng to, người xem 'tá hỏa' khi nhìn kỹ vòng một của người phụ nữ / 5 quốc gia tiêu tiền Việt Nam, không cần lãng phí thời gian đổi tiền, vẫn di du lịch thoả thích
Ở lưu vực Turkana thuộc địa phận Kenya, một loạt dấu chân hóa thạch bí ẩn vừa lộ ra bên một bờ hồ cổ đại, có niên đại tận 1,2 triệu năm trước khi loài người hiện đại Homo sapines chúng ta hiện diện trên địa cầu.
Nhà địa chất và nhân chủng học Craig Feibel từ Đại học Rutgers (Mỹ) và các cộng sự đã phân tích số hóa thạch nói trên và xác định chúng thuộc về 2 loài khác nhau.
Loài thứ nhất là Homo erectus, tức "người đứng thẳng". Họ có thể là tổ tiên của chúng ta bởi có một giả thuyết được ủng hộ cao cho rằng Homo ergaster - tổ tiên của Homo heidelbergensis rồi Neanderthals, Homo sapiens - là phân nhánh của loài này.
Loài thứ hai là Paranthropus boisei, một dạng vượn người có hình dáng sơ khai hơn.
Phân tích cụ thể cho thấy các dấu chân được in vào bùn ướt bởi ít nhất 2 người từ 2 loài đi qua khu vực này chỉ cách nhau vài giờ, một cách hết sức bình thản, không có vẻ gì là săn đuổi nhau.
"Sự hiện diện của các dấu chân trên cùng một bề mặt, diễn ra gần nhau về mặt thời gian, đặt hai loài ở rìa hồ, sử dụng cùng một môi trường sống" - TS Feibel giải thích.
Việc 2 loài người có thể cùng chung sống hòa bình không phải là không thể. Chính Homo sapiens đã chung sống và thậm chí giao phối với cả 2 loài cùng chi là Neanderthals và Denisovans, để lại nhiều gien khác loài trong DNA chúng ta.
Nhưng Homo erectus và Paranthropus boisei cách nhau khá xa về mặt tiến hóa, lối sống cũng hoàn toàn khác biệt nên có thể việc chung sống hòa bình ở Kenya cổ đại chỉ đơn giản là sự không cạnh tranh giữa 2 cộng đồng.
Các dấu chân mới này cùng với nhiều dấu chân mờ nhạt hơn được phát hiện trước đây đều thuộc về một cụm di chỉ gọi là Koobi Fora, nơi có thể từng là một đầm lầy cổ đại.
Các dấu chân đã được bảo quản dưới nhiều lớp trầm tích và cứng lại khi khí hậu khu vực dần khô cằn trong hơn 1,5 triệu năm qua.
Theo các nhà nghiên cứu, đây là loại dữ liệu rất quý giá và các bước phân tích chúng cụ thể hơn tiếp theo hứa hẹn giúp chúng ta hiểu được cặn kẽ hơn về mảnh đất có thể từng rất trù phú, cung cấp điều kiện tiến hóa cho nhiều loài người.
Với dấu chân, chúng ta có thể thấy cách những cá thể để lại nó đã sống, di chuyển xung quanh môi trường cụ thể cũng như cách họ tương tác với nhau và với các động vật khác.
"Đó là điều mà chúng ta không thể thực sự biết được từ xương hoặc công cụ bằng đá" - TS Feibel nói.
Nghiên cứu sơ bộ được công bố trên tạp chí Science.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Phát hiện 'gây sốc' tiết lộ nền văn minh của người Maya cách đây 4.000 năm
4 nhân tài kiệt xuất Lưu Bị từng bỏ lỡ: Người cuối cùng xuất sắc hơn cả Gia Cát Lượng
CLIP: Cuộc chiến khốc liệt, chim "sát thủ" xuất chiêu mổ mù mắt rắn độc
CLIP: Cuộc chiến sinh tử giữa tắc kè hoa và rắn boomslang, cái kết đầy bi kịch
Điểm danh những tướng lĩnh của Tào Ngụy đầu hàng Thục Hán rồi nhanh chóng trở thành công thần, bài học từ cách dùng người của Lưu Bị và Lưu Thiện
Bí ẩn cuộc đời nhân vật nhặt được đao của Hạng Vũ, xưng bá thời Tam Quốc: Hầu như ai cũng biết