1. Tư mẫu mậu đỉnh: Đỉnh có từ cuối thời nhà Thương (1400-1100 BC). Tư mãu mậu đỉnh được một người nông dân ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc phát hiện vào tháng 3/1939. Đỉnh nặng 832.84 kg. Nó là chiếc đỉnh nặng nhất trong các nồi đồng được khai quật. Đỉnh được đúc cho vua Zugeng để cúng mẹ vua. Tư mẫu mậu đỉnh là minh chứng cho trình độ cao về kỹ thuật đúc đồng ở thời nhà Thương.
2. Tứ Dương Phương Tôn: Đây là chén uống rượu làm bằng đồng của cuối nhà Thương. Chiếc chén được phát hiện ở tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc vào năm 1938. Thân chén có hình 4 con dê. Chiếc chén là biểu tượng cho sự giàu có cũng như địa vị trong xã hội Trung Quốc thời bấy giờ.
3. Đường Tam Thái Kì đà lạc vũ dũng: Bức tượng nhỏ làm bằng gốm về một người vũ công và những người soạn nhạc cưỡi một con lạc đà có từ thời nhà Đường (618 - 907). Bức tượng được phát hiện ở tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc vào năm 1957. Với nước men màu vàng, trắng, xanh chủ đạo, bức tượng được nhiều người biết đến vì trông sống động và tươi sáng. Đồng thời, bức tượng cũng phản ánh sự trao đổi văn hóa và kinh tế với nước ngoài và các dân tộc thiểu số với nhau trong suốt triều đại nhà Đường.
4. Kim lâu ngọc y: Đây là bộ áo giáp bằng ngọc thời cổ đại được khâu bằng chỉ vàng. Bộ áo giáp bằng ngọc cổ nhất Trung Quốc này có niên đại cách đây 2.000 năm. Kim lâu ngọc y được làm từ 2.498 viên ngọc và phải huy động hơn 100 người thợ thủ công hơn 2 năm để hoàn thành cho hoàng tử Liu Sheng của nhà Tây Hán. Nó được phát hiện vào năm 1968.
5. Hồng Sơn ngọc long: Con rồng làm bằng ngọc Hồng Sơn có niên đại 8.000 năm này được gọi là “Con rồng số 1 của Trung Quốc”. Con rồng ngọc cong giống hình chữ C được khai quật ở núi Hồng Sơn (Núi Đỏ), Mông Cổ. Thân rồng cong cong, tóc bay trong gió. Hồng Sơn ngọc long phản ánh sự phát triển của nghệ thuật chế tác ngọc bích đỉnh cao của xã hội nguyên thủy Trung Quốc.
6. Đông Hán kích cổ thuyết xướng dũng (tượng nhà mồ về người kể chuyện): Đây là bức tượng thủ công có từ thời Đông Hán (25 - 220) được khai quật vào năm 1957, ở tỉnh Tứ Xuyên. Bức tượng thể hiện niềm vui sướng, hài hước trong cuộc sống của người xưa cách đây 2.000 năm, được truyền tải qua nghệ thuật.
7. Thái đào nhân diện ngư văn bồn: Đây là báu vật của văn hóa Ngưỡng Thiều thời kì đồ đá mới (5.000 - 4.000 TCN). Nó được khai quật vào năm 1955 ở tỉnh Thiểm Tây. Cái chậu này được làm từ đất sét loại tốt màu đỏ và được sơn hình mặt người và cá.
8. Thanh từ liên hoa tôn: Kiệt tác làm bằng sứ này có niên đại từ thời Bắc Tề (550 - 577), được khai quật vào năm 1948 trong một ngôi mộ dòng họ ở tỉnh Hà Bắc. Đây là một trong số ít tác phẩm của nghệ thuật đồ gốm từ thời Bắc Tề còn lại cho đến ngày nay.
9. Quách quý tử bạch bàn: Đây là chậu thường dùng hàng ngày để đựng nước có mặt từ thời Tây Chu (9- 771 TCN). Chiếc chậu được nhiều người biết đến là chiếc chậu lớn nhất có niên đại trước thời nhà Tần còn đến ngày nay.
10. Thái hội quán ngư thạch phủ đồ đào hang: Chiếc bình có hình con cò, cá và chiếc rìu. Chiếc bình có từ Văn hóa Ngưỡng Thiều thời kì đồ đá mới được phát hiện vào năm 1978 ở tỉnh Hà Nam. Vật báu này phản ánh lối sống săn bắt của con người giai đoạn bấy giờ. Đồng thời, đây cũng là chiếc bình hiếm, quý giá về vẽ hình trên đồ gốm từ giai đoạn văn hóa Ngưỡng Thiều.