Khám phá

10 ngoại hành tinh kỳ lạ và độc đáo nhất bên ngoài hệ mặt trời

Phải đến đầu những năm 1990, các nhà thiên văn học mới phát hiện ra một hành tinh bên ngoài hệ mặt trời. Kể từ năm 1995, danh sách các ngoại hành tinh được phát hiện gia tăng nhanh chóng. Dưới đây là 10 ngoại hành tinh kỳ lạ và đặc biệt nhất.

Tìm thấy thiên thạch kỳ lạ ngoài Hệ Mặt Trời: Nghi ngờ tàn tích của người ngoài hành tinh / 'Lóa mắt' với 10 hiện tượng thiên nhiên ấn tượng nhất hành tinh

WASP-76b: Ngoại hành tinh tạo mưa sắt nóng chảy. WASP-76b nằm trong chòm sao Song Ngư, được phát hiện vào năm 2013 và là một hành tinh bị “khóa “thủy triều với ngôi sao chủ BD + 01 316. Điều này có nghĩa là một mặt của hành tinh này vĩnh viễn đối mặt với ngôi sao mẹ của nó, khiến cho mặt đó có nhiệt độ nóng kinh hoàng, khoảng 2.500 độ C, đủ để làm bốc hơi sắt.
WASP-76b: Ngoại hành tinh tạo mưa sắt nóng chảy. WASP-76b nằm trong chòm sao Song Ngư, được phát hiện vào năm 2013 và là một hành tinh bị “khóa “thủy triều với ngôi sao chủ BD + 01 316. Điều này có nghĩa là một mặt của hành tinh này vĩnh viễn đối mặt với ngôi sao mẹ của nó, khiến cho mặt đó có nhiệt độ nóng kinh hoàng, khoảng 2.500 độ C, đủ để làm bốc hơi sắt.

HD 189733 b: Hành tinh với mưa thủy tinh nóng chảy. HD 189733 b được NASA phát hiện vào năm 2015. Màu xanh lam của hành tinh này bắt nguồn từ điều kiện thời tiết chết chóc của nó, đặc biệt là những cơn mưa thủy tinh nóng chảy làm tan chảy bề mặt hành tinh. HD 189733 b cách Hệ Mặt Trời khoảng 63 năm ánh sáng trong chòm sao Vulpecula.
HD 189733 b: Hành tinh với mưa thủy tinh nóng chảy. HD 189733 b được NASA phát hiện vào năm 2015. Màu xanh lam của hành tinh này bắt nguồn từ điều kiện thời tiết chết chóc của nó, đặc biệt là những cơn mưa thủy tinh nóng chảy làm tan chảy bề mặt hành tinh. HD 189733 b cách Hệ Mặt Trời khoảng 63 năm ánh sáng trong chòm sao Vulpecula.

Gliese 1132b: Hành tinh hình thành bầu khí quyển thứ hai. Gliese 1132 b quay quanh ngôi sao lùn đỏ Gliese 1132 cách Trái Đất 40 năm ánh sáng.
Gliese 1132b: Hành tinh hình thành bầu khí quyển thứ hai. Gliese 1132 b quay quanh ngôi sao lùn đỏ Gliese 1132 cách Trái Đất 40 năm ánh sáng.

Kepler-10b: Hành tinh đến từ dải ngân hà rất xa xôi. Kepler-10b được kính thiên văn Kepler phát hiện vào năm 2011. Hành tinh này quay quanh một quỹ đạo rất gần với ngôi sao chủ, chỉ bằng 1/20 quỹ đạo của sao Thủy. Điều này khiến cho bề mặt của nó nóng hơn 1.300 độ C.
Kepler-10b: Hành tinh đến từ dải ngân hà rất xa xôi. Kepler-10b được kính thiên văn Kepler phát hiện vào năm 2011. Hành tinh này quay quanh một quỹ đạo rất gần với ngôi sao chủ, chỉ bằng 1/20 quỹ đạo của sao Thủy. Điều này khiến cho bề mặt của nó nóng hơn 1.300 độ C.

Upsilon Andromeda b: Thế giới của lửa và băng. Hành tinhnày quay quanh một ngôi sao giống mặt trời,Upsilon AndromedaeA, trong vòng chưa đầy 5 ngày. Bán cầu ban ngày của Upsilon Andromeda b có nhiệt độ lên tới 1.600 độ C. Còn ban đêm, nhiệt độ thấp ở mức -20 độ C. Đây là sự chênh lệch nhiệt độ có một không hai trong vũ trụ.
Upsilon Andromeda b: Thế giới của lửa và băng. Hành tinhnày quay quanh một ngôi sao giống mặt trời,Upsilon AndromedaeA, trong vòng chưa đầy 5 ngày. Bán cầu ban ngày của Upsilon Andromeda b có nhiệt độ lên tới 1.600 độ C. Còn ban đêm, nhiệt độ thấp ở mức -20 độ C. Đây là sự chênh lệch nhiệt độ có một không hai trong vũ trụ.

HR 5183 b: Hành tinh với quỹ đạo kỳ lạ. HR 5183 b có khối lượng gấp 3 lần sao Mộc. Hành tinh độc nhất vô nhị này có quỹ đạo lệch tâm. Trong khi hầu hết các hành tinh có quỹ đạo hình tròn, thì hành tinh khổng lồ này có quỹ đạo hình quả trứng.
HR 5183 b: Hành tinh với quỹ đạo kỳ lạ. HR 5183 b có khối lượng gấp 3 lần sao Mộc. Hành tinh độc nhất vô nhị này có quỹ đạo lệch tâm. Trong khi hầu hết các hành tinh có quỹ đạo hình tròn, thì hành tinh khổng lồ này có quỹ đạo hình quả trứng.

OGLE-2016-BLG-1928: Ngoại hành tinh giả mạo. OGLE-2016-BLG-1928 được phát hiện vào cuối năm 2020 trong chòm sao Nhân Mã. Những hành tinh như OGLE-2016-BLG-1928 không thể phát hiện được bằng các phương pháp truyền thống.
OGLE-2016-BLG-1928: Ngoại hành tinh giả mạo. OGLE-2016-BLG-1928 được phát hiện vào cuối năm 2020 trong chòm sao Nhân Mã. Những hành tinh như OGLE-2016-BLG-1928 không thể phát hiện được bằng các phương pháp truyền thống.

Hệ hành tinh TOI-178: Một hệ hành tinh hài hòa và hỗn loạn. TOI-178 là một hệ hành tinh trong chòm sao Ngọc Phu. Hệ hành tinh này cách chúng ta khoảng 205 năm ánh sáng.
Hệ hành tinh TOI-178: Một hệ hành tinh hài hòa và hỗn loạn. TOI-178 là một hệ hành tinh trong chòm sao Ngọc Phu. Hệ hành tinh này cách chúng ta khoảng 205 năm ánh sáng.

55 Cancri e: Ngoại hành tinh giá trị nhất của vũ trụ. 55 Cancri ecó khối lượng gấp 9 lần khối lượng Trái Đất và có đường kính gấp khoảng 2 lần Trái Đất. Các nhà thiên văn học cho rằng 55 Cancri e có thể bao gồm carbon áp suất cao ở dạng than chì và kim cương cùng với sắt và các chất khác.
55 Cancri e: Ngoại hành tinh giá trị nhất của vũ trụ. 55 Cancri ecó khối lượng gấp 9 lần khối lượng Trái Đất và có đường kính gấp khoảng 2 lần Trái Đất. Các nhà thiên văn học cho rằng 55 Cancri e có thể bao gồm carbon áp suất cao ở dạng than chì và kim cương cùng với sắt và các chất khác.

Blanets: Hành tinh cực đoan của hố đen. Các ngoại hành tinh cực đoan nhất có thể hoàn toàn không hình thành xung quanh các ngôi sao, thay vào đó là quay quanh các hố đen siêu lớn - hành tinh như vậy được gọi là blanets.
Blanets: Hành tinh cực đoan của hố đen. Các ngoại hành tinh cực đoan nhất có thể hoàn toàn không hình thành xung quanh các ngôi sao, thay vào đó là quay quanh các hố đen siêu lớn - hành tinh như vậy được gọi là blanets.
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm