Khám phá

1001 thắc mắc: Dù không có nọc độc, sao tắc kè vẫn là sát thủ đáng gờm?

Không sở hữu một tốc độ chạy vượt trội, nọc độc hay bộ móng vuốt sắc nhọn nhưng tắc kè vẫn là một trong những sát thủ đáng gờm nhất của thế giới tự nhiên, bởi một khi con mồi đã lọt vào phạm vi tấn công của chúng, thì cơ hội trốn thoát gần như bằng 0.

Tắc kè đánh nhau sống còn với rắn mamba đen cực độc / "Rợn tóc gáy" chứng kiến tắc kè lột xác

Lưỡi của tắc kè có thể đạt vận tốc gần 100 km/h chỉ sau 1/100 giây

Lưỡi của tắc kè có thể đạt vận tốc gần 100 km/h chỉ sau 1/100 giây

Lưỡi siêu tốc

Tắc kè có thân hình khá lớn (đứng thứ hai trong chi Tắc kè), con đực có thể dài tới 30-40 cm, con cái 20–30 cm, với trọng lượng dao động 150-300 g. Tuổi thọ trung bình 7-10 năm, tuy nhiên cá biệt có những con nuôi nhất đã được ghi nhận sống đến 18 năm.

Lưng màu xanh xám nhạt điểm đốm vàng hoặc đỏ sáng, có nhiều nốt sần. Con đực có màu sặc sỡ hơn con cái. Bụng trắng đục hoặc xám pha nhiều chấm vàng nhỏ. Đuôi chiếm 30-40% chiều dài cơ thể, có 6 - 9 khúc xám xen 6 - 9 khúc vàng nhạt,khi đứt có thể mọc lại, có 2 lỗ dưới hậu môn.

Chân 5 ngón có vuốt (trừ 1 ngón không có). Tắc kè thường sống đơn độc, chỉ tìm đến nhau vào mùa giao phối.

 

Thứ vũ khí làm nên khả năng săn mồi tuyệt diệu của loài bò sát này chính là… chiếc lưỡi. Được cấu tạo từ 3 thành phần chính bao gồm: xương, cơ và mô đàn hồi, lưỡi của tắc kè có thể đạt vận tốc gần 100 km/h chỉ sau 1/100 giây, khi chúng ra đòn tấn công.

Về cơ chế hoạt động, khi con mồi đã vào tầm ngắm, các bó cơ ở lưỡi tắc kè sẽ co lại, nén lực lên bộ phận co dãn. Thời điểm năng lượng tích tụ đã đạt cực đại, cũng chính là lúc chiếc lưỡi phóng ra khỏi miệng, với độ dãn có thể lớn gấp đôi chiều dài cơ thể tắc kè và bắt trọn nạn nhân xấu số, một cách hết sức chính xác. Bên cạnh đó, phần đầu lưỡi còn có khả năng bám dính, từ đó gắn chặt vào mục tiêu và kéo nó vào miệng tắc kè.

Cơ chế hoạt động của lưỡi tắc kè cũng tương tự với việc chúng ta kéo căng dây cung và bắn tên. Được biết, trong tự nhiên, tắc kè không phải là loài duy nhất sở hữu khả năng này. Ví dụ gần gũi nhất chính là Kangaroo với cặp chân sau tạo ra những cú bật nhảy mạnh mẽ giúp chúng di chuyển.

Có thể kết luận rằng, chiếc lưỡi đầy uy lực và khả năng thay đổi màu da linh hoạt để ngụy trang, chính là bộ đôi hoàn hảo để biến tắc kè trở thành một sát thủ có hạng của thế giới động vật.

1001 thắc mắc: Dù không có nọc độc, sao tắc kè vẫn là sát thủ đáng gờm? - ảnh 1

Những khả năng thú vị của tắc kè

 

Di chuyển nhào lộn

Tắc kè di chuyển trên bề mặt thẳng đứng treo lơ lưởng trên trần nhà vì chúng có thể nhanh chóng chuyển đổi độ kết dính của các ngón chân.

Những ngón chân hình củ hành của tắc kè chứa hàng trăm sợi lông nhỏ gọi là lông cứng. Những sợi lông này khác với sợi gai có tác dụng đẩy nước trên da. Các nhà khoa học biết rằng tắc kè có khả năng tạo những "chân dính" khi các sợi lông tiếp xúc gần với bề mặt chịu tác dụng của lực liên kết phân tử (lực Van der Waals).

Họ xây dựng một mô hình toán học nhằm giải thích cơ chế hoạt động của sợi lông kết dính này. Các sợi lông nhô ra và lệch ở một góc nhất định, khi chúng uốn cong đến mức gần phương ngang, bề mặt tiếp xúc của phần chân tắc kè tăng lên, tạo diện tích kết dính bề mặt lớn hơn và hỗ trợ phần trọng lực.

Các sợi lông này cũng rất linh hoạt và cho phép tắc kè nhảy cao hoặc thay đổi hướng chỉ trong tích tắc. Nếu cần, sợi lông cũng có thể hấp thụ và sau đó chuyển hướng năng lượng giúp tắc kè nhanh chóng trốn thoát.

 

Tự làm sạch

Một nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng tắc kè dùng những hạt sương trên lá để tự làm sạch. Cơ thể tắc kè chứa hàng nghìn sợi gai với các túi khí có nhiệm vụ đẩy nước ra ngoài khi chúng dính nước.

Các chuyên gia cho biết nhiều nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng hạt nước chuyển động lăn có thể làm sạch những bề mặt không thấm nước trên lá và thân sâu bọ, nhưng đây là lần đầu tiên hiện tượng này quan sát được ở động vật có xương sống. Họ phát hiện ra rằng mỗi hạt nước đều có thể làm sạch bụi và chất bẩn trên cơ thể tắc kè.

Tự mọc đuôi

Tắc kè có thể tự mọc đuôi. Tuy nhiên từ trước đến nay, lý do giúp chúng dễ dàng tách bỏ đuôi vẫn chưa rõ ràng. Theo một nghiên cứu năm 2012, các nhà khoa học phát hiện tắc kè hình thành các "đường tỷ lệ" giúp đuôi tự tách khỏi thân, nếu kẻ săn mồi chộp chúng từ phía sau.

 

Sử dụng kính hiển vi công suất lớn, họ quan sát đuôi tắc kè và ngạc nhiên khi thấy các đường dích dắc tại điểm giao nhau giữa phần thân và phần đuôi. Các cấu trúc lạ hình nấm được cho là tạo lực kết dính vào thân cho tới khi bị tách rời khỏi thân.

Dùng đuôi để lấy thăng bằng khi trượt ngã

Theo một nghiên cứu chỉa ra, cú xoay đuôi của tắc kè có thể giúp chúng tiếp đất an toàn trên đôi chân.

Các chuyên gia sử dụng camera tốc độ cao để quan sát tắc kè di chuyển trên bề mặt trơn thẳng đứng. Trên bề mặt không trơn trượt, đuôi tắc kè vểnh lên trên không. Tuy nhiên khi gặp phải nơi trơn trượt, đuôi tắc kè dựa vào tường "giống như chiếc chân khẩn cấp thứ 5".

Trong một thử nghiệm, tắc kè mất khả năng kết dính bề mặt. Khi ngã, nó cụp đuôi và duỗi thẳng thân, sau đó xoay đuôi để xoay toàn thân. Khi đã hoàn toàn đứng thẳng lên, tắc kè dừng xoay thân và chỉ mất 100 mili giây.

 

Đuôi nhào lộn

Khi mất đuôi, chiếc đuôi bị tách ra không chỉ đứng yên mà có thể lật, nhún nhẩy và nhào lộn trong 30 phút. Tín hiệu chịu trách nhiệm cho các chuyển động nằm trong một đoạn của tủy sống ở cuối đuôi tắc kè. Khi phần đuôi vẫn gắn vào thân, tín hiệu thần kinh từ não tắc kè tác động đến trung tâm điều khiển.

Chân kết dính

Chân tắc kè đặc biệt kết dính trong môi trường ẩm ướt. Độ ẩm trong không khí khiến các sợi lông trên chân trở nên mềm hơn và dễ biến dạng hơn. Do đó, trong thời tiết oi bức, chân thằn lằn có tính kết dính tốt hơn khi trời khô ráo.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng độ ẩm giúp tắc kè tạo sự liên kết chặt chẽ giữa các sợi lông và bề mặt tiếp xúc, đồng thời cũng cho phép chúng lột vỏ chân dễ dàng.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm